Đặc điểm cấu tạo và ứng dụng của máy nén khí Yataka

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng máy nén khí đến từ nhiều thương hiệu khác nhau như máy nén khí Palada, Puma, Fusheng,…Và một trong những thương hiệu cũng được nhiều người biết đến là thương hiệu máy nén khí Yakata. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những thông tin về đặc điểm cấu tạo cũng như công dụng của thương hiệu máy nén khí này.

Đặc điểm cấu tạo của máy nén khí Yataka

Thương hiệu máy nén khí Yataka bao gồm khá nhiều dòng máy như máy nén khí piston, máy nén khí trục vít, máy nén khí có dầu, máy nén khí không dầu.

may-nen-khi-yataka
Hình ảnh thực tế của máy nén khí Yataka

Dù là dòng máy nào thì máy nén khí Yataka cũng được cấu tạo từ những bộ phận cơ bản sau:

  • Xi lanh: thiết bị vận hành bằng khí nén dựa vào hoạt động chuyển đổi năng lượng tiềm năng của khí nén thành động năng. Từ đó làm cho các piston chuyển động, thực hiện quá trình hút và nén khí cung cấp cho các thiết bị, làm cho các thiết bị đó hoạt động.
  • Đầu nén: Đây là bộ phận quan trọng nhất của máy nén khí bởi nó bao gồm các bộ phận liên quan trực tiếp đến quá trình nén khí vào ra như piston máy nén khí, ống dẫn khí ra, bộ lọc khí vào,…Các đầu nén Yataka thường được làm từ 100% dây đồng nên máy được vận hành một cách bền bỉ, ổn định.
  • Bình chứa: Máy nén khí Yataka được thiết kế với bình chứa lớn đảm bảo cung cấp khí nén liên tục trong quá trình máy hoạt động.
  • Hệ thống van: gồm 3 loại cơ bản: van điều khiển, van tiết lưu và van áp suất giúp hệ thống máy nén khí luôn đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn cho người sử dụng.

Van điều khiển dùng để điều chỉnh dòng năng lượng qua đó điều khiển chuyển động của dòng khí.

Van tiết lưu điều chỉnh lưu lượng dòng chảy, đồng nghĩa với việc điều chỉnh vận tốc hoặc thời gian chạy của cơ cấu hoạt động chính. Bên canh đó, van này còn có nhiệm vụ điều chỉnh thời gian và chuyển đổi vị trí của van đảo chiều.

Van áp suất gồm van an toàn và van điều chỉnh áp suất. Van an toàn có nhiệm vụ giữ áp suất lớn nhất mà hệ thống có thể tải, làm cho áp suất đầu ra luôn được đảm bảo. Van điều chỉnh áp suất làm nhiệm vụ ngăn chặn sự gia tăng đột ngột của áp suất, giữ cho áp suất ở mức ổn định.

  • Lọc gió: đảm bảo ngăn chặn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài đi vào đầu nén của máy nén khí trong quá trình vận hành.
  • Đồng hồ áp suất: bộ phận giúp người dùng theo dõi áp suất trong bình chứa khí, qua đó có thể kiểm soát được mức độ ổn định khi làm việc của máy và có thể khắc phục nhanh nhất khi có sự cố xảy ra.
  • Rơ le áp suất: đóng – mở máy tự động khi áp suất máy đạt đến mức cho phép.
  • Motor: bộ phận chính điều khiển hoạt động của cả hệ thống khí nén và quyết định hiệu suất khí nén của thiết bị. Máy nén khí Yataka được trang bị motor siêu bền nên hiệu suất khí nén lên nhanh, ổn định trong suốt thời gian dài.
may-nen-khi-yataka-1
Máy nén khí Yataka có nhiều ứng dụng trong đời sống

Ứng dụng của máy nén khí Yataka

Nhờ hình thức thiết kế nhỏ gọn, bền đẹp cũng như hiệu năng tốt, máy nén khí Yataka được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của đời sống như:

  • Hỗ trợ hoạt động gia công của máy gia công gỗ, thiết bị làm lạnh
  • Dùng trong hệ thống phanh hãm của ô tô
  • Dùng trong quá trình xịt khô ở các tiệm sửa xe hơi, xe máy
  • Sử dụng trong các thiết bị đóng gói
  • Dùng trong các dụng cụ, đồ giá kẹp chi tiết
  • Dùng để xịt bụi, bơm hơi,…

Chúng tôi vừa điểm qua cấu tạo và ứng dụng của máy nén khí Yataka. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp được thông tin cho khách hàng còn chưa hiểu hết về dòng máy này biết và chọn mua được cho mình máy nén khí ưng ý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *