Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh và thường tự khỏi nên không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu chăm sóc bé tay chân miệng không đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Contents
Tay chân miệng là bệnh gì?
Tay chân miệng – bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm và bệnh có khả năng lây lan nhanh từ người này sang người khác gây chủ yếu qua đường tiêu hóa. Mầm bệnh chính là từ phỏng nước, từ nước bọt và phân của người bị nhiễm bệnh do virus đường ruột gây ra.
Bệnh chân tay miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm dưới 3 tuổi. Dù là bệnh lành tính nhưng nếu không biết cách chăm sóc, điều trị đúng cách thì nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, phù phổi cấp tính dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chăm sóc bé bị viêm tai giữa chuẩn khoa học
- Chăm sóc bé sốt xuất huyết – Những điều quan trọng cần phải nhớ
Dấu hiệu, triệu chứng bệnh tay chân miệng là gì?
Khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng thường có những dấu hiệu và triệu chứng sau:
Dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị tay chân miệng
Trong giai đoạn ủ bệnh: Virus sẽ xâm nhập vào cơ thể của trẻ và có thời gian ủ từ 3 – 7 ngày trước khi khởi phát những triệu chứng rõ rệt.
Ở giai đoạn khởi phát: Trong 1 – 2 ngày đầu, ở giai đoạn này bé sẽ có những triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, lười ăn, đau họng và tiêu chảy.
Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 3 – 10 ngày với những triệu chứng tiêu biểu như:
- Loét miệng: Vết loét đỏ, vết phỏng nước nước đường kính từ 2 – 3mm ở lưỡi, niêm mạc miệng, lợi làm cho trẻ bị đau miệng, bỏ ăn và tăng tiết bọt.
- Nốt phát ban dạng phỏng nước: Những nốt phát ban này thường nằm ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông và đầu gối. Những nốt phát ban này sẽ tồn tại trong khoảng 7 ngày, không loét, ít khi bội nhiễm và tự biến mất, nhưng sẽ để lại vết thâm.
- Nôn
- Sốt nhẹ
Lưu ý, những trường hợp tay chân miệng nhẹ thì trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn trong 8 – 10 người. Còn nếu trẻ bị nặng hơn, sốt cao, nôn nhiều lần thì có nguy cơ biến chứng về tim mạch, thần kinh và hô hấp. Nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời thì có thể gây tử vong.
Chăm sóc bé tay chân miệng như thế nào?
Việc chăm sóc bé tay chân miệng đúng cách sẽ giúp trẻ tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Đối với những trẻ ở thể nhẹ, nghĩa là bị loét miệng và có mụn nước thì cha mẹ có thể tự chăm sóc, theo dõi điều trị ở nhà. Bố mẹ có thể thực hiện theo những bước sau:
Chăm sóc bé tay chân miệng đúng cách
- Cách ly, vệ sinh thân thể: Nên cách ly trẻ tay chân miệng với những trẻ chưa nhiễm bệnh. Người lớn khi chăm sóc bé cũng nên đeo khẩu trang, rửa sạch tay bằng xà phòng để lây lan sang những trẻ khác.
- Tã lót, quần áo hoặc những vật dụng của trẻ cũng cần được ngâm trong dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2%. Hoặc cũng có thể luộc qua nước sôi và dùng riêng biệt cho từng trẻ.
- Hằng ngày, cần vệ sinh và tắm rửa nhẹ nhàng cho bé bằng nước sạch, tránh nhiễm khuẩn.
- Thuốc điều trị: Chỉ nên dùng thuốc tay chân miệng theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp trẻ bị sốt thì chỉ dùng thuốc paracetamol để hạ sốt, giảm đau. Nếu trẻ bị sốt cao, nhớ bù đủ nước cho trẻ.
- Đồng thời cần vệ sinh miệng thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn. Những vị trí bị tổn thương ngoài ra cũng cần bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Nếu trẻ làm được thì tốt nhất nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- – Kiêng gãi, chạm vào vết ban: Những nốt vết ban do chân tay miệng cần được giữ sạch, tránh tác động vào, gây đau cho trẻ. Tốt nhất bố mẹ nên cắt móng tay, móng chân cho trẻ. Trường hợp cần thiết có thể mang bao tay để tránh trong lúc bé ngủ cựa quậy chà sát vào vết ban. Những vết ban có dấu hiệu loét, phồng rộng thì có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc bôi ngăn nhiễm trùng.
Nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, tránh thực phẩm cay nóng, có vị chua
- Về dinh dưỡng: Nên cho trẻ uống nhiều nước mát, ăn thức ăn dễ tiêu. Đặc biệt không cho trẻ ăn uống những thực phẩm cay nóng và có vị chua. Dùng thìa mềm cho ăn, không ngậm vú nhựa, ăn thức ăn khô cứng.
- Theo dõi sát tình trạng bệnh: Trong vòng 7 ngày, kể từ lúc trẻ mắc bệnh, ngoài việc dùng thuốc theo đơn thì hàng ngày cha mẹ nên đưa trẻ đi tái khám để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường.
Nếu thấy trẻ sốt cao trên 39 độ hoặc sốt cao kéo dài trên 48h, nôn nhiều, quấy khóc, ngủ lịm, run tay chân, hoảng hốt, mạch nhanh, da nổi vằn, khó thở,…. Hoặc thấy bất kỳ dấu hiệu nào thì bố mẹ cũng cần cho trẻ nhập viện ngay để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, phòng những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Sai lầm cần tránh khi chăm sóc bé tay chân miệng tại nhà
Dưới đây là 1 số sai lầm khi chăm sóc bé tay chân miệng mà ba mẹ thường mắc phải:
Sai lầm mà nhiều bố mẹ thường mắc phải khi chăm sóc trẻ tay chân miệng
- Nhiều phụ huynh thường quan niệm rằng, trẻ bị tay chân miệng cần kiêng nước, kiêng gió dẫn tới việc không tắm cho trẻ. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi khi trẻ bị sốt thì mồ hôi và dịch tiết ra từ những nốt phỏng bị vỡ là môi trường để vi khuẩn phát triển
- Những điều này khiến tình trạng của trẻ ngày càng nghiêm trọng hơn. Do vậy, cha mẹ không cần kiêng tắm cho bé. Thay vào đó, hãy dùng xà bông diệt khuẩn để vệ sinh cơ thể cho bé, sau đó lau khô, nhất là những vùng nách, cổ, bẹn.
- Khi nhiễm bệnh, bé thường sốt, tuy nhiên cha mẹ chỉ cần cho bé mặc đồ rộng và chườm mát cho bé, nằm nghỉ ở phòng thông thoáng. Đặc biệt, không nên lạm dụng thuốc hạ sốt mà chỉ nên dùng nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C.
- Không ép trẻ ăn quá nhiều, nếu trẻ từ chối không ăn thì nên dừng ngay. Bởi việc ép trẻ ăn sẽ làm trẻ khóc và mệt mỏi hơn.
Lưu ý, bệnh chân tay miệng ở trẻ em có khả năng lây lan mạnh trong vòng 1 tuần đầu phát bệnh. Virus gây bệnh có thể tồn tại trong phân tới vài tháng sau. Do vậy, khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng thì cần lưu ý điều này để có biện pháp phòng để tránh lây nhiễm bệnh sang những trẻ khác.
Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng cho trẻ
Hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh chân tay miệng. Vì vậy, các bậc cha mẹ có thể chủ động phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ bằng những cách sau:
Rửa tay, sát khuẩn trước, sau khi ăn và khi đi vệ sinh
- Thường xuyên rửa tay chân cho trẻ bằng xà phòng/ dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là trước và sau khi ăn và khi đi vệ sinh;
- Phụ huynh cần đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân và rửa tay kỹ bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé tay chân miệng. Đặc biệt, lúc thay tã, quần áo và tiếp xúc với phân, nước bọt hay khăn trải giường của bé thì cần vệ sinh kỹ.
- Vệ sinh sạch những vật dụng như tay nắm cửa, đồ chơi, lan can sàn nhà, thanh vịn,…
Trường hợp chẳng may trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng thì khoảng thời gian từ 10 – 14 ngày kể từ ngày phát bệnh cần cách ly riêng bé bị bệnh ở nhà, không cho bé đến trường học, nơi đông người để tránh lây lan. Sử dụng nhà vệ sinh hợp lý, phân và những chất thải của bệnh nhân cần được thu gom, xử lý đúng cách, tránh phát bệnh.
> > Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc bé sau phẫu thuật tinh hoàn ” Ẩn”
Hy vọng qua bài viết chia sẻ trên đây các bậc phụ huynh đã có thêm nhiều kiến thức cơ bản về dấu hiệu, cách chăm sóc và phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ. Trong quá trình chăm sóc bé tay chân miệng, nếu thấy bất cứ dấu hiệu chuyển bệnh nặng nào thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Pingback: [Giải - đáp] Trẻ bị sốt xuất huyết phát ban bao lâu thì khỏi?
Pingback: Cách chăm sóc bé khi bị sốt hạ nhiệt nhanh, mau khỏi