Turbocharger là một trong những từ ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực cơ khí đặc biệt là chế tạo xe hơi, máy bay. Để hỗ trợ tốt hơn cho trong quá trình tìm hiểu thông tin, bài viết dưới đây sẽ đưa đến cho bạn câu trả lời cho vấn đề: Turbocharger là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống tăng áp Turbo. Cùng khám phá ngay nhé!
Định nghĩa về Turbocharger
Nếu có quan tâm đến những vấn đề liên quan đến xe cộ, hẳn đã không ít lần bạn bắt gặp cụm từ này khi tham khảo, tìm hiểu thông tin. Turbocharger hay còn được biết đến dưới cái tên thông dụng khác là hệ thống tăng áp Turbo. Bạn biết những gì về hệ thống tăng áp tuyệt vời này?
Đây là một trong những thiết bị được sử dụng với mục đích gia tăng sức mạnh vốn có của động cơ bằng việc điều chỉnh phù hợp lượng không khí vào buồng đốt trong quá trình đốt cháy nhiên liệu. Để đáp ứng hiệu quả hơn nhu cầu sử dụng của người dùng, hệ thống Turbo dần được cải tiến nhằm tối ưu hiệu suất đốt cháy và cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
Không chỉ được ứng dụng trên động cơ ô tô, Turbo được điều chỉnh phù hợp hơn để áp dụng cho máy bay và tàu thủy lần lượt vào năm 1910, 1923. Cho đến thời điểm hiện tại, đây vẫn đang là hệ thống tăng áp khá được ưa chuộng trên nhiều dòng xe đặc biệt là những chiếc xe đến từ thương hiệu Honda đình đám.
Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống tăng áp Turbo
Thực tế một hệ thống Turbocharger được cấu thành từ 2 bộ phận chính là bộ nén và tuabin. Thiết kế hai đầu quạt được đặt trong 2 ngăn xoắn ốc riêng biệt tại hai đầu tuabin giữ chức năng thay đổi áp lực môi trường xung quanh, qua đó dẫn dắt lượng khí thải của động cơ qua ngăn đầu tiên đồng thời tác động làm quay tuabin.
Chúng ta cũng có thể hình dung hai chiếc tuabin này tương tự với hai chiếc máy nén khí. Không khí từ bên ngoài được hút vào bên trong máy đồng thời được nén và cung cấp cho buồng đốt khi quá trình đốt cháy nhiên liệu được diễn ra.
Hệ thống Turbocharger được kích hoạt ngay khi có sự xuất hiện của luồng khí thải được sản sinh từ hoạt động của động cơ. Tuabin quay tới độ lớn nhất định sẽ kích hoạt hoạt động của máy nén khí. Tại thời điểm này tốc độ quay của tuabin có thể đạt được độ lớn cao nhất lên tới 150000 vòng trên phút.
Cùng với đó quá trình hút và nét không khí từ bên ngoài tiếp tục được thực hiện tại bộ tăng áp khiến áp suất không khí tăng nhanh. Đồng thời, lượng oxi được đưa đến buồng đốt cũng ngày một lớn, nhờ vậy động cơ có thể được nạp thêm tới 50% nhiên liệu sau quá trình này. Qua đó nâng mức công suất vận hành máy lên tới 30 đến 40%.
Ngoài ra, Turbocharger đã và đang ngày được cải tiến hiệu quả hơn với sự ra mắt của hệ thống Turbo tăng áp kép. Vẫn tuân thủ nguyên nguyên lý vận hành như cũ, song thiết bị này được cấu tạo với 2 Turbo riêng biệt với 2 kích cỡ lớn nhỏ. Cả hai hệ thống này đều được tích hợp khả năng vận hành riêng biệt để tối ưu hiệu quả vận hành khi cần thiết.
>>>Tìm hiểu thêm: Cấu tạo ống pô xe máy
Đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống tăng áp Turbocharger
Bên cạnh Turbocharger, Supercharger cũng được biết đến là một trong những hệ thống giúp tăng cường hiệu quả vận hành của động cơ. Vậy đâu là hệ thống cho hiệu quả tốt nhất? Cùng đánh giá chi tiết về ưu và nhược điểm của Turbocharger nhé!
Ưu điểm
Không thể phủ nhận hiệu quả tuyệt vời mà hệ thống Turbocharger có thể đem lại trong việc gia tăng sức mạnh cho động cơ máy. Thay vì phải tăng cường số lượng xi lanh hay dung tích, việc sử dụng hệ thống tăng áp Turbocharger không chỉ giúp nâng cao hiệu suất vận hành mà còn góp phần tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình sử dụng.
Nhược điểm
– Việc tuabin phải hoạt động liên tục trong một thời gian dài sẽ sản sinh một lượng nhiệt đáng kể trong quá trình vận hành máy. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ cũng như hiệu quả vận hành của động cơ cũng như một số bộ phận có liên quan. Thậm chí nó còn có thể gây đứt, gãy các khớp nối giữa các bộ phận máy.
– Thực tế để có thể sử dụng hệ thống tăng áp Turbocharger, động cơ máy cần được sử dụng piston cùng trục khủy khỏe hơn so với những thiết bị cùng loại. Điều này phần nào tạo nên áp lực về chi phí cũng kỹ thuật trong quá trình sử dụng.
Trên đây là kết quả của quá trình tổng hợp những thông tin chung nhất để trả lời cho câu hỏi: “ Turbocharger là gì?” cũng như cấu tạo cùng nguyên lý hoạt động của hệ thống. Hy vọng bạn đọc đã có được cho mình lượng thông tin bổ ích qua những chia sẻ được đưa đến trong bài viết này.