Giá trị tài sản ròng là gì? Công thức tính giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính

Bạn đã nghe rất nhiều đến thuật ngữ giá trị tài sản ròng trong các báo cáo tài tình, báo cáo kế toán. Tuy nhiên có thể bạn vẫn chưa hiểu rõ giá trị tài sản ròng là gì? Cách tính giá trị tài sản ròng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé. 

==> Xem thêm:

Giá trị tài sản ròng là gì?

Giá trị tài sản ròng trong tiếng Anh là Net Worth tức là giá trị của tất cả tài sản tài chính và phi tài chính mà cho cá nhân, công ty, chính phủ hoặc toàn bộ quốc gia sở hữu sau khi đã trừ đi tất cả các khoản nợ chưa thanh toán.gia-tri-tai-san-rong-la-gi

Đối với cá nhân

Net Worth (giá trị tài sản ròng) là giá trị tài sản của cá nhân trừ đi những khoản nợ.

Các loại tài sản như bằng cấp giáo dục, các chứng chỉ học việc sẽ không được tính vào tài sản ròng mà nó chỉ phần tích cực vào tình hình tài chính của một cá nhân đó

Đối với công ty

Giá trị tài sản ròng của công ty, doanh nghiệp sẽ được gọi là giá trị sổ sách hoặc vốn của chủ sở hữu riêng.

Theo đó, giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính dựa trên giá trị của tất cả những tài sản và nợ mà doanh nghiệp đó sẽ phải trả.

Đối với chính phủ

Giá trị tài sản ròng cũng có thể được xây dựng cho Chính Phủ. Giá trị tài sản và các khoản nợ trong bảng cân đối kế toán của chính phủ sẽ là thước đo thể hiện sức mạnh tài chính của Chính phủ đó.

Đối với quốc gia

Giá trị tài sản ròng  của 1 quốc gia sẽ bằng tổng tất cả các giá trị ròng của các công ty + cá nhân + chính phủ ở trên quốc gia đó. Net Worth càng lớn thì chứng tỏ tài chính của quốc gia đó càng mạnh

Cách tính giá trị tài sản ròng

Công thức tính giá trị tài sản ròng:

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Ví dụ: bạn đang có tổng tài sản là 1 tỷ đồng và số vay nợ là 4 trăm triệu đồng thì giá trị tài sản ròng của cá nhân bạn là: 1 tỷ đồng  – 400 triệu đồng  = 600 triệu  đồng

Tổng tài sản sẽ bao gồm:

  • Tài sản lưu động có tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi và các khoản tiền khác
  • Các khoản đầu tư bao gồm BHXH cũng như các chương trình đầu tư khác
  • Bất động sản: các khu đất mà bạn đứng tên sở hữu.
  • Tài sản hoặc cổ phần kinh doanh nếu bạn là chủ của 1 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cộng vào giá trị ròng của doanh nghiệp mà bạn đang nắm giữ.
  • Tài sản cá nhân: trang sức,  ô tô, đồ đạc trong gia đình…
  • Các khoản đã cho gia đình, bạn bè hoặc các cộng sự kinh doanh vay mượn (nên tính đến khả năng thu hồi)
  • Tài sản khác: là  tài sản không nằm trong các nhóm nào ở trên.

Tính tổng các khoản nợ của bạn

  • Vay thế chấp để mua nhà hoặc thế chấp đầu tư.
  • Vay trả góp mua xe, mua điện thoại, mua đồ gia dụng.
  • Nợ thẻ tín dụng để mua hàng. Tuy nhiên, khoản nợ này cần theo dõi thường xuyên vì số dư nợ sẽ thay đổi liên tục nếu người dùng sử dụng thường xuyên.
  • Những khoản nợ khác: Bao gồm vay cho doanh nghiệp, vay cá nhân hoặc các khoản nợ nào khác không nằm trong các nhóm trên.

Với các tính này thì giá trị tài sản ròng sẽ là công cụ đánh giá chính xác nhất tiền bạc mà bạn sở hữu. Tuy nhiên Net Worth có thể âm nếu khoản nợ chưa thanh toán của bạn nhiều hơn phần tài sản.

cach-tinh-gia-tri-tai-san-rong
Giá trị tài sản ròng sẽ đánh giá sự giàu có của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, Chính phủ, quốc gia

Vì sao cần phải xác định giá trị tài sản ròng?

Giá trị tài sản ròng có ý nghĩa quan trọng:

Giá trị tài sản ròng là thước đo sự giàu có của một thực thể, người, công ty, quốc gia

Có vai trò quan trọng trong việc theo dõi các biến động tài chính của cá nhân hoặc doanh nghiệp mình. Sau khi tính được ra một con số cụ thể thì bạn có thể xác định được tài chính đang ở mức nào. Nếu giá trị ròng của bạn hoặc doanh nghiệp tăng lên thì chứng tỏ đây đang là dấu hiệu tốt. Còn nếu nhận thấy chúng đang giảm sút thì bạn nên xem xét để có thể điều chỉnh ngay lập tức.

Bên cạnh đó, việc thống kế giá trị tài sản ròng còn giúp cân bằng được các khoản thu và chi. Nếu chỉ biết chú trọng vào thu nhập mà không để ý đến những khoản chi thì rất có thể giá trị tài sản ròng có thể bị âm. Chính bởi vậy, sự giàu có không chỉ thể hiện ở số tài sản bạn đang sở hữu mà nó sẽ phụ thuộc vào cả 2 yếu tố là số tài sản và số nợ cần phải thanh toán. Do đó, bạn cần biết cân bằng thu chi. 

xac-dinh-gia-tri-tai-san-rong
Có một kế hoạch thu chi hợp lý để đảm bảo giá trị tài sản ròng tăng lên

Ngoài ra, khi xác định được giá trị tài sản ròng thì bạn cũng biết được khoảng nợ của bản thân đang là bao nhiêu. Nếu khoản nợ quá lớn chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng và nhanh chóng tìm giải pháp để có thể giảm nợ. bên cạnh đó, bạn còn biết cách để tăng giá trị tài sản ròng lên bằng cách trả hết nợ, tiết kiệm và đầu tư tiền,…

Cân nhắc đầu tư hợp lý để thu lợi nhuận trong tương lai. Tuy nhiên, mức đầu tư không nên vượt quá giá trị tài sản ròng đang có bởi nếu có gì bất trắc xảy ra thì có khả năng bạn sẽ không thể đảm bảo khả năng chi trả được và khiến giá trị tài sản ròng rơi vào tình trạng âm. 

Đặc biệt, giá trị tài sản ròng còn là một tiêu chí quan trọng quyết định bạn có được ngân hàng đồng ý duyệt khoản vay hay không

Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu được bản chất của giá trị tài sản ròng là gì, cách tính và ý nghĩa giá trị của nó rồi có đúng không. Hy vọng rằng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc kiểm soát tình hình tài chính cá nhân. Đừng quên theo dõi chuyên trang chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác bạn nhé!