Chó là loài vật hoang dã được thuần hóa thành vật nuôi thân thiết và gần gũi với con người. Có lẽ bất kỳ ai cũng cảm thấy thích thú khi bản thân nuôi và huấn luyện được một chú chó thông minh. Bạn đang định nuôi một em chó Husky nhưng bạn đã biết gì về em nó?
Contents
- 1 Nguồn gốc của giống chó Husky
- 2 Các đặc điểm của chó Husky
- 3 Cách ăn uống của giống chó Husky
- 4 Các loại bệnh mà chó Husky hay mắc phải bạn cần chú ý
- 5 Cách chăm sóc vệ sinh cho chó Husky
- 6 Giá bán chó Husky sẽ dựa trên các tiêu chí nào?
- 7 Nuôi chó Husky có giữ nhà tốt không?
- 8 Cách huấn luyện chó Husky theo sự chỉ đạo của bạn
- 9 Đừng nhầm lẫn giữa Husky và Alaska
Nguồn gốc của giống chó Husky
Trên trái đất này có rất nhiều giống chó khác nhau, đến từ các vùng miền khác nhau với các đặc điểm khác nhau. Chó Husky là loài chó có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Siberia nước Nga. Đây là vùng có điều kiện thời tiết khí hậu khá khắc nghiệt, quanh năm luôn lạnh lẽo dưới 20 độ C.
Loài chó này được người bản địa ở đây tìm thấy trong tự nhiên khoảng 3000 năm về trước. Bản thân Husky là một chi thuộc loài chó sói hoang. Sau khi được tìm thấy, chó Husky đã được phối giống, thuần chủng và huấn luyện để trông nhà, vận chuyển hàng hóa cho con người.
Năm 1908, chó Husky bắt đầu được đưa đến vùng Alaska của Mỹ và mới thực sự bắt đầu được nhiều người chú ý đến bởi tính cách thông minh. Chúng đã trở thành lực lượng hỗ trợ đắc lực cho việc vận chuyển hàng hóa. Husky đã phối hợp ăn ý với Alaska Malamute bản địa, trở thành cặp bài ưng ý đối với nhiều gia đình sinh sống tại đây.
Năm 1930, Hiệp hội chó giống Hoa Kỳ đã đặt tên cho loài chó này với tên gọi là Husky Sibir. Cái tên nêu rõ vị trí và nguồn gốc xuất xứ của loài chó này từ vùng Siberia.
Với vẻ ngoài dễ thương cùng tính cách nghịch ngợm, chó Husky đã chu du khắp các vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài phục vụ việc kéo hàng thì hiện nay nhiều người còn nuôi chó Husky để làm thú cưng.
Các đặc điểm của chó Husky
Để phân biệt Husky với những giống chó khác, chúng ta cần tìm hiểu và nắm được cơ bản đặc tính bên ngoài của giống loài. Cụ thể như sau:
Đặc điểm bên ngoài
Chó Husky có đặc điểm bên ngoài:
Chiều cao: Một chú chó Husky khi trưởng thành có chiều cao rơi vào khoảng 52 – 55cm.
Cân nặng: Husky sẽ có cân nặng khoảng từ 20 – 25kg, thường thì con đực sẽ có cân nặng lớn hơn con cái.
Lông: Các cá thể Husky có bộ lông khá dài, dày do đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở các vùng đất có khí hậu lạnh. Màu sắc lông của những con chó thường cơ bản phối hợp giữa màu đen – trắng, nâu – trắng, xám – trắng, hồng đất – trắng. Lông trắng thường có ở mặt, 4 chi. Một số ít con có bộ lông trắng toàn thân, nhưng cực kỳ hiếm gặp. Bộ lông của Husky được chia thành 2 tầng, đảm bảo nó có thể chịu được nhiệt độ thấp trong thời gian dài. Trung bình một năm chó Husky sẽ thay lông khoảng 2 lần.
Mũi: Màu lông trên mũi thường sẽ khác với màu lông ở quanh vùng mặt để làm nổi bật rõ nét khuôn mặt nó. Thường thì mũi sẽ có màu đen, xám, nâu đỏ, hồng nhạt. Mũi luôn trong tình trạng ẩm ướt để tránh điều kiện thời tiết lạnh khô tác động tới hệ hô hấp.
Mắt: Sở hữu đôi mắt xếch nên Husky nhìn tổng quan sẽ hơi ngáo. Mắt của những con chó Husky thường sẽ có màu hạnh nhân, xanh dương, hổ phách,… toát lên vẻ ngoài lạnh lùng, nham hiểm.
Đuôi: So với các loài chó khác, Husky có một chiếc đuôi khá nhỏ, thuôn dài và phần cuối đuôi có một túm lông bông tròn mềm mại. Nhưng gần như đuôi của nó chỉ để trang trí và luôn trong trạng thái cụp xuống.
Tai: Những con chó luôn sở hữu tai dựng đứng, hướng về phía trước để nghe ngóng tiếng động. Tai của Husky cực kỳ tính, có thể phát hiện ra tiếng động dù ở cường độ khá nhỏ. Đo kích thước, tai của chúng cũng có kích thước khá nhỏ, trên tai có lông mềm mịn với một lớp mỏng nhẹ.
Tính cách
Những chú chó Husky có tính cách khá độc đáo. Tùy theo từng cá thể mà tính cách sẽ có phần khác nhau:
Thông minh: Đây là tính cách hàng đầu được người nuôi chó yêu thích. Chó Husky được xếp hạng vào một trong những giống chó thông minh nhất trên thế giới. Nếu có huấn luyện, chúng có khả năng nhận biết nhanh chóng, di chuyển nhanh nhẹn.
Năng động: Husky có thể chạy nhảy và nô đùa cả ngày không biết mệt. Cảm giác như nuôi một chú chó, bạn sẽ tràn ngập năng lượng mỗi ngày.
Tinh nghịch: Thậm chí là rất ngáo luôn, chúng có phần phá phách, đá đổ đồ đạc như hộp giấy, vờn đồ chơi,… khiến cho chủ nhân phải bất lực. Nên nếu nuôi Husky, hãy dành thời gian rảnh để dẫn chúng đi chơi, đi dạo công viên, tránh nhốt quá lâu trong chuồng sẽ làm chúng “tự kỷ” thật đó. =))
Trung thành: Nếu được chủ nhân nuôi dưỡng từ nhỏ, Husky sẽ tuyệt đối trung thành và gần như người bạn thân đồng hành cùng bạn trong cuộc sống.
Tình cảm: Đây là loài chó có đôi lúc biểu cảm hơi ngáo nhưng chúng lại cực kỳ tình cảm đó nhé. Nó sẽ cảm nhận được tình cảm của những người xung quanh và đáp trả lại.
Không quá hung hăng: So với những giống chó ngoại hoang dã khác, Husky khá hiền lành, ít gây sự với các động vật hay thú cưng trong nhà. Chỉ khi bị chiếm lãnh thổ hay bị giành mất thức ăn, chúng mới có những biểu hiện phản kháng.
Ngoài các tính cách nổi bật trên, ẩn sâu trong nó vẫn là bản tính của loài chó sói hoang. Vì thế thay vì thích sủa, chúng thường thích hú vào đêm. Nếu một chú Husky hú nhiều lần, với cường độ lớn thì có thể chúng đang rất cô đơn, bị nhốt hoặc không có ai bầu bạn. Nếu nuôi Husky thì đến khi trưởng thành, nhiều Husky còn khiến chủ nhân đau đầu khi chúng tìm cách “đào tẩu” để đi tìm “người yêu”.
Thêm vào đó, nhiều con Husky bị ngáo còn thích theo đuổi con mồi, khi ra công viên đi dạo rất mải đuổi theo những thứ chúng cho là kỳ lạ. Vì thế rất nhiều trường hợp đi lạc dở khóc dở cười đã diễn ra. Do đó, trước khi dẫn chúng đi dạo công viên, hãy đảm bảo rọ mõm cho chúng cẩn thận, có xích dẫn đi để đảm bảo không bị lạc.
Cách ăn uống của giống chó Husky
Những con chó Husky sinh ra tại các khu vực lạnh giá, bản thân chúng đã thích nghi và cơ thể phù hợp sống ở môi trường lạnh. Vì thế, khi về Việt Nam có thể Husky sẽ không quen với điều kiện khí hậu nóng. Đây cũng là rào cản lớn nhất để Husky có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nhưng nhờ sự chăm sóc cẩn thận, thuần chủng tự nhiên mà hiện nay chó Husky đã thích nghi hơn. Chó Husky đã được thuần chủng nên việc nuôi ăn uống cho nó khá dễ và đơn giản. Cụ thể:
Về chế độ ăn uống
Vì có nguồn gốc từ chó sói nên nó thường thích ăn thịt. Chế độ ăn uống của Husky người nuôi có thể chú ý như sau:
Thịt: Nó thích ăn các loại thịt như gà, cá, heo, đặc biệt những miếng thịt có chút xương nhỏ mềm kèm theo. Ăn thịt thường xuyên sẽ giúp nó tổng hợp đủ chất để phát triển, có bộ lông mềm mượt hơn. Một số loài trong tự nhiên thích nghi với việc ăn thịt sống, nhưng nếu là chó nuôi thuần chủng làm thú cưng thì bạn nên làm chín thịt để tránh hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn sinh ra tiêu chảy.
Rau: Bổ sung cho chúng một số loại rau củ để đáp ứng đủ chất cần thiết cho việc phát triển. Không cần quá nhiều rau, cho ăn một ít vào giai đoạn còn nhỏ từ 2 – 6 tháng tuổi.
Các loại hạt: Bạn có thể nuôi Husky dựa vào các loại hạt ăn liền dành cho chó được bán ở các siêu thị đồ ăn cho thú cưng.
Lưu ý khi cho chó Husky ăn
Nên đảm bảo khẩu phần ăn phù hợp để chúng phát triển tốt nhất và hạn chế tình trạng ốm đau bệnh tật. Cụ thể:
- Cho ăn 4 bữa/ngày đối với những chú chó còn nhỏ từ 2 – 6 tháng tuổi, khi chó đã được khoảng 1 tuổi thì bắt đầu cho ăn 3 bữa/ngày, khi đã trưởng thành bạn có thể cho chúng ăn 2 bữa/ngày vào sáng và tối cũng được.
- Cho ăn uống khoa học, đúng bữa, đúng khẩu phần để hình thành thói quen
- Cho đúng lượng thức ăn, không cho ăn quá nhiều để thừa mứa ôi thiu mất vệ sinh
- Sau thời gian ăn nên rửa sạch bát ăn và cất bát đi
- Nước uống mỗi ngày từ 300-500ml để vào máng uống, thay nước uống thường xuyên mỗi ngày
Các loại bệnh mà chó Husky hay mắc phải bạn cần chú ý
Trong suốt cuộc đời của một chú chó Husky, chúng có thể bị nhiễm một số loại bệnh thông thường. Nếu chủ nuôi tinh ý có thể nhận ra sớm và tìm phương pháp chữa trị hồi phục cho chúng. Các bệnh mà chó Husky thường gặp phải gồm có:
Đục thủy tinh thể: Đây là bệnh thường xảy ra đối với loài chó nói chung. Bệnh này sinh ra do tuổi già. Khi mắc bệnh, những chú chó già thường sẽ khó khăn trong việc phân biệt mọi thứ xung quanh. Nếu bệnh nặng có thể khiến cho chúng bị mù.
Chứng loạn giác mạc: Khi Husky đến tuổi trưởng thành thường xuất hiện các khoáng trắng đục trong mắt. Nếu có thể thì bạn hãy giúp nó loại bỏ những dị khoáng này để mắt chúng sáng hơn.
Teo võng mạc: Nghe có vẻ nguy hiểm và sự thực thì bệnh này vô cùng nguy hiểm luôn. Teo võng mạc có thể khiến cho nó không thể chịu được ánh sáng mạnh. Bệnh teo võng mạc ở Husky là một bệnh được thú y nghiên cứu có tính di truyền, khó chữa.
Loạn sản xương hông: Nhiều Husky con khi phát triển và trưởng thành mắc bệnh loạn sản xương hông. Khi mắc bệnh, hầu hết đều có các biểu hiện như: khớp bị trật, dáng đi lệch, hay tru lên bởi đau đớn,… Bệnh kéo dài mà không được phát hiện chữa trị kịp thời có thể khiến xương hông phát triển không bình thường, nặng quá có thể sinh ra què, không thể sử dụng được hai chi sau.
Bệnh về đường tiêu hóa: Nếu cho ăn uống không khoa học, Husky có thể mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Khi bị bệnh về đường tiêu hóa, hầu hết các cá thể sẽ bỏ ăn, chướng bụng, thường xuyên đi tiểu, đi ngoài có mùi tanh,… Trường hợp không được xử lý nhanh, nhiều cá thể rất nhanh chóng mất nước và tử vong.
Bệnh cúm: Nghe có vẻ phi lý nhưng khá nhiều Husky bị cúm trong cuộc đời. Nguyên nhân bởi vì chúng vẫn chưa thực sự thích nghi tuyệt đối với khí hậu tại Việt Nam, thời tiết quá nóng hoặc nồm ẩm dẫn tới hệ hô hấp của chúng bị ảnh hưởng. Cộng với bộ lông quá dày khiến da không bài tiết được mồ hôi, tắm xong không sấy khô khiến nước giữ lâu trong lông sinh ra cảm cúm. Khi bị cảm cúm, mắt cún sẽ có màu đỏ ở vành mắt, nước mũi chảy nhiều, nhiệt độ cơ thể tăng cao, bỏ ăn và nằm tại chỗ. Bệnh sẽ nặng hơn khi nó sốt cao và trở nên co giật.
Bệnh dại: Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm sinh ra ở chó, Husky cũng không ngoại lệ. Rabies Virus (virus dại) thông qua con đường truyền nhiễm khi tiếp xúc giữa dịch, máu các cá thể với nhau sẽ nhiễm vào hệ thần kinh. Khi phát bệnh thì sùi bọt mép, co giật, tấn công người và động vật xung quanh, khi bệnh nặng sẽ dẫn đến tử vong. Căn bệnh có thể phòng tránh bằng cách tiêm phòng định kỳ hàng năm.
Cách chăm sóc vệ sinh cho chó Husky
Thú vui nuôi thú cưng đã trở nên phổ biến tại Việt Nam. Và để thú cưng luôn khỏe mạnh, vui vẻ thì bạn nên chăm sóc vệ sinh cho nó thường xuyên. Cụ thể cách chăm sóc chó Husky như sau:
- Thường xuyên chải lông, đặc biệt lưu ý vào mùa chó rụng lông nên cắt tỉa bộ lông cho nó gọn gàng
- Tắm thường xuyên 1 – 2 lần/tháng (không tắm ít hơn hay nhiều hơn để tránh gây khô da, rụng lông) để loại bỏ mùi hôi, vi khuẩn bám trên lông và da. Lưu ý sử dụng xà phòng tắm chuyên dụng dành cho chó cảnh, tắm nhanh và sấy khô lông để tránh bị cảm cúm
- Định kỳ đưa chúng đi kiểm tra sức khỏe, tiêm phòng, vừa đảm bảo sức khỏe cho chúng vừa an toàn cho người nuôi và những người xung quanh
- Dùng dụng cụ grooming cho chó để tỉa tót bộ lông của chúng cho gọn gàng hơn nếu không có thời gian ra ngoài hàng.
- Xây dựng chuồng chó ở nơi thoáng mát, tránh khu vực ẩm ướt, thiếu sáng, nấm mốc
- Đồ ăn luôn mới, còn hạn sử dụng, bát cho ăn – uống được rửa sạch và vệ sinh thường xuyên
Giá bán chó Husky sẽ dựa trên các tiêu chí nào?
Giá bán chó Husky hiện nay đưa ra chỉ là một trong những ước lượng có tương đối mà thôi. Giá sẽ phụ thuộc vào từng cá thể, mức độ dễ thương, nhiệt tình của người mua. Giá bán Husky được đưa ra ở mức trung bình và tùy từng khu vực sống của chúng.
Tiêu chí định giá bán chó Husky
Có rất nhiều tiêu chí để định giá và đưa ra giá bán chó Husky. Cụ thể một số tiêu chí đánh giá như sau:
Nguồn gốc: Từ xuất xứ của con chó đang rao bán, người bán và người mua sẽ ước lượng được giá bán của nó. Những con chó được nhập khẩu chính từ Nga, Mỹ,… sẽ có giá cao hơn những con chó được lai tạo và bán trong nước.
Màu lông: Giá thành chó Husky cũng dựa vào màu lông để định giá. Đối với những màu lông phổ biến thì giá sẽ rẻ hơn những gam màu hiếm, ít xuất hiện. Những con Husky có màu trắng toàn thân hoặc trắng tuyền thường có giá rất cao bởi những cá thể này cực kỳ hiếm gặp.
Màu mắt: Những chú chó có màu mắt xanh dương hoặc xanh lục sẽ có giá đắt hơn những con mắt nâu, mắt hồng đỏ từ 3 – 4 triệu đồng.
Cập nhật giá bán chó Husky mới nhất
Các mức giá bán chó Husky được cập nhật từ cộng đồng người yêu chó cưng hiện nay như sau:
Giá chó Husky lai: Đây là giống chó có mức giá bán rẻ nhất trong dòng Husky tại Việt Nam. Giá chó lai dao động trong khoảng từ 1- 4 triệu đồng/con khoảng 3 – 5 tháng tuổi. Husky lai khá đa dạng, nó có thể được lai với Alaska, lai với Samoyed, lai với Becgie, lai với chó Phú Quốc,…
Giá chó Husky thuần chủng: Với dòng chó thuần chủng, được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, Nga thì giá thành mỗi cá thể 3 – 5 tháng tuổi rơi vào khoảng 10 – 30 triệu đồng. Đây là mức giá khá cao nên không phải người yêu chó nào cũng có đủ điều kiện để nuôi. Giá chó thuần chủng cũng liên quan đến màu sắc lông, màu mắt nữa nên khoảng giá trên cũng chỉ là tương đối. Đối với màu sắc hiếm, một con chó Husky có thể có giá lên tới cả 50 triệu đồng. Ngoài ra nếu nhập khẩu trực tiếp từ Nga, số lượng còn rất ít ỏi do họ bảo tồn nguồn gen nên ít xuất khẩu.
Nuôi chó Husky có giữ nhà tốt không?
Husky có trọng lượng và bề ngoài khá to lớn, trông ánh mắt cũng khá là nguy hiểm khiến đối thủ sợ hãi. Tuy nhiên, chúng lại có tính cách trái ngược với vẻ ngoài, hầu hết đều nhây nhây, ngáo ngáo dễ thương chứ không hề cục súc với ai. Nên đây không hẳn là giống chó để nuôi trông nhà. Nếu bạn kỳ vọng nuôi một em Husky vừa làm thú cưng vừa trông nhà thì e rằng khá khó khăn đó.
Nếu bạn muốn có một “binh sĩ” trông nhà cho bạn thì nên nghiên cứu qua các giống chó thiện chiến khác như Becgie, Pitbull nhé. Đây là những giống chó phù hợp để coi nhà hơn.
Cách huấn luyện chó Husky theo sự chỉ đạo của bạn
Bạn có thể huấn luyện Husky để nó nghe theo lệnh phân bổ của mình thông qua giáo án huấn luyện hàng ngày. Chó Husky là một giống chó thông minh nên việc học hỏi của chúng cực kỳ nhanh, khiến bạn phải bất ngờ đó.
Cách huấn luyện
Cách huấn luyện Husky trở nên thông minh, hiểu ý chủ hơn:
- Không được cho Husky ăn khi bạn đang sử dụng đồ ăn, mình vừa ăn vừa cho nó ăn sẽ khiến việc tập trung của nó bị xao nhãng
- Tập cho chúng bước sang một bên tránh đường mỗi khi bạn đi qua, để chúng thực sự nghĩ mình là “sen” chứ không phải bạn là “sen”
Cách khen thưởng
Trong huấn luyện, bạn có thể khen thưởng cho nó bằng cách:
- Cho đồ ăn nhưng không thưởng quá nhiều khiến chúng ăn no và trở nên lười biếng
- Không lạm dụng việc thưởng, càng ít thưởng càng khiến chúng cố gắng hơn
Các khẩu lệnh
Một số khẩu lệnh để ra lệnh cho nó:
- Mỗi lần cho đồ ăn hãy đưa lên đầu chúng và thực hiện khẩu lệnh bắt chúng ngồi xuống mới được ăn
- Nói rõ ràng các khẩu lệnh và lặp lại hàng ngày để chúng ghi nhớ và thực hiện
Đi vệ sinh
Thường các cá thể sau khi ăn khoảng 1h đồng hồ sẽ đi vệ sinh. Bạn có thể căn giờ để dẫn chúng đi vệ sinh đúng chỗ. Khi mới bắt đầu nuôi, bạn nên dắt chúng đến nơi vệ sinh, chỉ chỗ vệ sinh. Hãy lặp đi lặp lại hành động này để Husky ghi nhớ, lần sau đúng giờ chúng sẽ tới địa điểm và đi vệ sinh.
Chỗ vệ sinh cho Husky nên rải thêm cát để hạn chế bay mùi gây mất vệ sinh. Bên cạnh đó, việc rải cát giúp chúng xác định và ghi nhớ khu vực vệ sinh được chính xác hơn.
Đừng nhầm lẫn giữa Husky và Alaska
Như đã nói ở phần nguồn gốc, chó Husky và chó Alaska là hai giống chó luôn song hành với nhau. Vì thế rất nhiều người lầm tưởng hai giống chó này là một vì chúng có vẻ ngoài khá giống nhau. Nhưng chúng ta đừng nhầm lẫn giữa hai giống chó này nhé. Cụ thể thì bọn chúng có những điểm giống nhau, điểm khác nhau đó.
Điểm giống nhau giữa chó Husky và chó Alaska
Các điểm giống nhau kể tên gồm:
- Đều là giống chó hoang và được con người thuần hóa sử dụng để kéo hàng ở các vùng núi lạnh
- Vẻ bề ngoài đều cảm giác nguy hiểm bởi vẫn còn tồn tại hình ảnh của giống loài chó sói
- Lông được pha trộn màu từ ít nhất hai màu, có ít cá thể nguyên một màu
- Có lông mõm và lông chân
Điểm khác nhau giữa chó Husky và chó Alaska
Một số điểm khác nhau để bạn dựa vào đó phân biệt giữa chó Husky và chó Alaska:
- Chó Husky thường sẽ nhỏ hơn chó Alaska
- Husky có lông ngắn và mỏng hơn Alaska, nhưng lông của chúng mềm mượt dễ chịu, ít xơ cứng hơn
- Đuôi của Alaska có thể vểnh và ngoe nguẩy, Husky thì không
- Alaska thuần chủng chỉ có màu mắt đen, Husky đa dạng màu mắt hơn
- Đầu chó Husky thon gọn hơn chó Alaska
- Husky nó tăng động hơn Alaska, thường có nhiều hành động ngáo ngợm, ham chơi
Trên đây là các thông tin liên quan đến giống chó Husky, nguồn gốc xuất xứ, cách nuôi, cách huấn luyện và giá bán. Nếu bạn yêu thích việc nuôi thú cưng, chó cảnh thì có thể nghiên cứu tậu một em về chăm sóc nhé. Chúng sẽ khiến bạn cười vui vẻ suốt cả ngày bởi nhiều hành động ngáo ngơ đó.
Tìm hiểu thêm : Tai đây
>>Xem thêm: https://chonmuamay.com/