Bạn đã được nghe nhiều về cực quang nhưng không hiểu rõ cực quang là gì? Hiện tượng này xảy ra do đâu? Để biết được câu trả lời chi tiết, xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chonmuamay.com!
Contents
Cực quang là gì?
Khái niệm
Cực quang là một hiện tượng quang học đặc trưng bởi sự thể hiện mang đầy màu sắc của các dải sáng trên bầu trời vào đêm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, thứ ánh sáng nhảy múa này của cực quang thực chất là do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời di chuyển trên bầu khí quyển của Trái Đất. Bởi tính chất này nên cực quang thể hiện rõ nhất ở các vĩ độ cao gần các cực từ như bán cầu Bắc hoặc bán cầu Nam. Chúng có tên gọi là Aurora borealis (hay Northern Lights) ở phía Bắc và Aurora australis (Southern Lights) ở phía Nam.
Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng cực quang
Mặc dù cực quang nhìn thấy rõ nhất vào ban đêm. Nhưng chúng thực sự là do Mặt trời tạo ra.
Mặt trời cung cấp cho con người nhiệt và ánh sáng. Nhưng không phải lúc nào Mặt Trời cũng tạo ra nguồn năng lượng giống nhau.
Nhưng không phải lúc nào Mặt trời cũng tạo ra được nguồn năng lượng như nhau. Có gió thổi liên tục và cũng có những cơn bão mặt trời. Khi một cơn bão mặt trời tiến về phía chúng ta, một số năng lượng có thể đi theo đường sức từ ở
cực bắc và nam vào bầu khí quyển của Trái đất.
Ở đó, các hạt sẽ tương tác với các chất khí trong bầu khí quyển của chúng ta, dẫn đến những màn hình ánh sáng tuyệt đẹp trên bầu trời. Oxy phát ra ánh sáng xanh lục và đỏ còn Nitơ làm phát quang màu xanh tím.
Cực quang xuất hiện trong bao lâu?
Cực quang chỉ xuất hiện trong vòng vài tiếng dưới nhiều hình thức khác nhau. Từ những đám mây ánh sáng phân tán đến những dải sáng, những vòng cung và những đường nét gợn sóng với tia sáng lấp lánh ánh lên vẻ đẹp ngất ngây diệu kỳ. Cực quang trình diễn có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, tím, vàng, lục, lam, hồng,…phụ thuộc vào thành phần hóa học của bầu khí quyển mà nó tiếp xúc.
Những khu vực nào có thể quan sát được cực quang?
Vì hiện tượng này được sinh ra thông qua sự tương tác của các hạt mang năng lượng trong gió mặt trời với từ trường của trái đất. Vì vậy trên trái đất, các vĩ độ cao gần các cực chính là địa điểm quan sát tốt nhất. Đây là lý do hai bán cầu cũng là nơi diễn ra hiện tượng cực quang rõ nét nhất.
Các nước Bắc Âu cũng là địa điểm có thể quan sát được hiện tượng cực quang. Cụ thể ở các quốc gia Bắc Âu như: Nauy, Thuỵ Điển hay Phần Lan, Iceland. Vì vậy, đây cũng là những điểm du lịch được nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên, hiện tượng cực quang diễn ra không thường xuyên mà nó xảy ra theo chu kỳ. Thường là vào cuối thu và đầu xuân, càng về phía nam, tần suất xuất hiện sẽ giảm dần.
Bắc cực quang là gì?
Khái niệm
Bắc cực quang (Northern Lights hay Aurora borealis) là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú được nhìn thấy trên bầu trời đêm ở vùng Cực Bắc. Những dải màu chủ đạo thường thấy ở Bắc cực quang thường là đỏ hồng (được tạo nên bởi khí oxy) và màu xanh lá cây (được tạo nên bởi khí Nitơ).
Thời điểm thích hợp để ngắm Bắc cực quang
Để ngắm nhìn không gian lung linh với nguồn ánh sáng xanh quyền năng kỳ diệu trên nền trời phương Bắc. Các bạn cũng nên lưu ý về thời điểm thích hợp để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp này của tạo hóa! Thời gian tốt nhất để có thể ngắm Bắc cực quang là từ tháng 9 đến tháng 4 tùy vào thời tiết. Địa điểm ghé thăm trước khi bầu trời bước vào bóng tối và ở vĩ độ cao nhất.
- Tháng 1 đến tháng 3: Đây có lẽ là ba tháng thích hợp nhất để săn lùng Cực quang. Vì ở thời điểm này Đêm dài ngày thì bạn có thể “săn Bắc cực quang” một cách thoải mái.
- Vào đầu tháng 9 đến giữa tháng 4: Thời điểm bóng tối tăng mạnh ở vĩ độ cao từ tuần thứ hai của tháng 9 cho đến đầu tháng 4, thích hợp xuất hiện Bắc cực quang. Tương tự, vào tháng 3 và tháng 4, khi bắt đầu xuân phân cũng là lúc cực quang xuất hiện ở nhiều địa điểm.
- Vào tháng 5, tháng 6, tháng 7: Có vài giờ bóng tối ở những vĩ độ thấp hơn. Nên bạn chỉ nhìn được Bắc cực quang nếu ở đấy có vài cơn bão mặt trời lớn.
Vậy là chúng ta đã vừa tìm hiểu về hiện tượng cực quang là gì. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này. Hãy để lại comment dưới đây để cùng chonmuamay.com trao đổi và thảo luận thêm nhé!