Mã QR Code chắc hẳn không còn là hình ảnh xa lạ trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Đặc biệt, từ các trạm xe buýt, bao bì sản phẩm cho đến các cửa hàng hiện nay đều ứng dụng mã QR. Vậy QR code là gì? Cách quét mã QR như thế nào? Hãy cùng chonmuamay.com tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây.
Contents
Tìm hiểu về mã QR Code
Mã QR Code là gì?
QR Code (mã QR) là viết tắt của Quick response code (Tạm dịch: Mã phản hồi nhanh), hoặc có thể gọi là Mã vạch ma trận (Matrix-barcode) hay Mã vạch 2 chiều (2D). Đây là một dạng thông tin được mã hóa để hiển thị sao cho máy có thể đọc được.
QR Code xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1994, được tạo ra bởi Denso Wave (công ty con của Toyota). QR Code bao gồm những chấm đen và ô vuông mẫu trên nền trắng, có thể chứa những thông tin như URL, thời gian, địa điểm của sự kiện, mô tả, giới thiệu một sản phẩm nào đó,…
QR Code cho phép quét và đọc mã nhanh hơn bằng các thiết bị như máy đọc mã vạch hoặc điện thoại có camera với ứng dụng cho phép quét mã, vô cùng tiện lợi cho người dùng.
Đặc điểm của mã QR
Khi nhìn vào mã QR, người ta sẽ thấy nó rất bình thường và đôi khi là nhàm chán bởi quá nhiều ký tự mà không thể nào hiểu nổi. Tuy nhiên nó lại chứa rất nhiều thông tin quan trọng và được bảo mật rất tốt. Do vậy nó được sử dụng rất nhiều trong việc kinh doanh sản xuất nhiều loại mặt hàng khác nhau.
Một mã QR có thể chứa đựng thông tin một địa chỉ web (URL); các thông tin liên hệ của cá nhân hoặc doanh nghiệp như sản phẩm, địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ nhà ở; tin nhắn SMS, định vị vị trí địa lý… Cũng tùy thuộc vào thiết bị đọc mã QR mà bạn dùng khi quét, nó sẽ dẫn bạn tới một trang web, gọi đến một số điện thoại, xem một tin nhắn…
Có thể nhập tối đa 7.089 chữ số hoặc 4.296 ký tự, bao gồm dấu câu và ký tự đặc biệt trong một mã. Ngoài các số và ký tự, từ và cụm từ cũng có thể được mã hóa. Khi có thêm dữ liệu được thêm vào mã QR, kích thước mã sẽ tăng lên và cấu trúc mã cũng trở nên phức tạp hơn. Đối với từng loại dữ liệu thì được mã hóa cụ thể số lượng các kí tự như sau:
- Số đơn thuần tối đa là 7.089 ký tự
- Số và chữ cái tối đa là 4.296 ký tự
- Số nhị phân (8 bit) tối đa là 2.953 byte
- Kanji/Kana tối đa là 1.817 ký tự
Cấu trúc của mã QR
Các mẫu pixel rô màu đen và trắng xuất hiện ngay trên mã QR Code. Giống như là một trò chơi với những ô chữ nhỏ và dường như được sáng tác một cách ngẫu nhiên. Nhưng các cấu trúc nhất định có thể được xác định, để máy quét nhận dạng Mã QR thì mã phải luôn là hình vuông.
Mã QR gồm rất nhiều thành phần như:
- Dấu vị trí
- Ký hiệu căn chỉnh
- Mẫu thời gian
- Thông tin phiên bản
- Thông tin định dạng
- Dữ liệu và các phím sửa lỗi
- Khu vực yên tĩnh
Cách tạo mã QR Code
QR Code thường được các doanh nghiệp sử dụng trong phương thức kinh doanh của họ. Tuy nhiên bạn cũng có thể tự tạo cho mình một mã QR để ghi thông tin của mình cho người khác. Hoặc đơn giản chỉ là để lại một lời nhắn vui nhộn nào đó. Cùng xem cách làm nhé!
- >Bước 1: Bạn truy cập vào trang web hỗ trợ tạo mã QR: TẠI ĐÂY.
- Bước 2: Chọn hình thức thông tin bạn muốn tạo QR Code (URL, Văn Bản, WiFi,…) => Nhập thông tin vào ô => Chọn Tạo Mã QR. Sau khi hoàn tất bạn có thể thiết kế lại mã QR của mình với các tùy chọn như khung, màu sắc hoặc chèn logo.
- Bước 3: Đăng nhập hoặc đăng ký nếu chưa có tài khoản. Có thể đăng nhập bằng tài khoản Gmail.
Nhập Tên mã QR => Nhập Website => Chọn Next.
- Bước 4: Chọn Download và đợi trong giây lát để tải ảnh mã QR đó. Hoặc để đơn giản hơn, bạn có thể chụp ảnh màn hình mã QR và chia sẻ cho bạn bè của mình.
Chắc hẳn qua bài viết các bạn đã hiểu được tem QR Code là gì? Hy vọng với những kiến thức trong bài viết sẽ giúp các bạn biết cách tận dụng mã QR code hiệu quả vào cuộc sống!