Như chúng ta đã biết, ếch là một loại động vật lưỡng cư. Chính vì vậy, vòng đời của ếch cũng khá đặc biệt. Trong quá trình phát triển, ếch phải trải qua nhiều hình thái và môi trường sống khác nhau. Và trong bài viết dưới đây, Chonmuamay.com sẽ phân tích chi tiết về vòng đời của ếch. Xin mời các bạn cùng theo dõi!
Contents
Tổng quan về loài ếch
Ếch là động vật thuộc họ lưỡng cư với khoảng hơn 362 loài và 61 chi. Ếch sinh sống được ở cả dưới nước và trên cạn. Chúng phân bổ ở hầu hết các châu lục trên thế giới, trừ Nam Cực. Vì vậy, kích cỡ và đặc trưng của loài lưỡng cư này cũng sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống.
Thức ăn chủ yếu của ếch là các loại côn trùng, giun, tép, cá con, sâu bọ,… Ếch không cần uống nước vì chúng hấp thụ nước qua da, cùng với lượng nước có sẵn trong khẩu phần ăn.
Paedophryne Amauensis là tên của loài ếch nhỏ nhất thế giới, với độ dài chỉ khoảng 7 mm. Không chỉ vậy, chúng còn được coi là động vật có xương sống nhỏ nhất, bao gồm động vật có vú, cá, chim và các loài lưỡng cư khác. Trong khi đó, Goliath được biết đến là loài ếch có kích thước lớn nhất trên thế giới.
Quá trình sinh sản của ếch
Ếch sinh sản vào mùa xuân tại vùng khí hậu ôn đới và mùa mưa tại các vùng khí hậu nhiệt đới. Đến mùa sinh sản, ếch đực sử dụng tiếng kêu lớn của mình để thu hút bạn tình.
Khi giao phối, ếch đực sẽ bám trên lưng của ếch cái. Hai chân trước ôm lấy bụng dưới của ếch cái để rưới tinh trùng lên trứng mà ếch cái đẻ ra. Người ta gọi quá trình này là “cõng ếch”.
Quá trình “cõng ếch” thường diễn ra ở dưới nước, những vùng đất gần ao, hồ hoặc những khu vực có nhiều nước, đặc biệt là ở những vùng nước tĩnh lặng. Ếch sinh sản thường diễn ra trong nhiều ngày.
Vòng đời của ếch gồm mấy giai đoạn?
Từ lúc còn là trứng cho đến khi trở thành những chú ếch hoàn thiện là cả một quá trình dài. Trải qua nhiều giai đoạn cùng những mối nguy hiểm từ môi trường xung quanh. Nhưng tóm tắt lại, vòng đời của ếch diễn ra theo các giai đoạn sau đây: Ếch trưởng thành → Trứng ếch → Nòng nọc → Nòng nọc có chân → Ếch con → Ếch trưởng thành,…
Giai đoạn 1: Trứng ếch
Giai đoạn đầu vòng đời của ếch, ếch cái thường đẻ rất nhiều trứng khi còn đang cõng bạn tình. Sau đó, con đực sẽ chịu trách nhiệm thụ tinh cho trứng ngay lập tức. Tuy nhiên, ở một số loài ếch đặc biệt thì con đực có thể biến đổi thành con cái và đẻ trứng. Một đôi ếch có thể đẻ đến vài nghìn trứng. Trong số đó sẽ có một lượng lớn trứng ếch kém may mắn tự chết đi hoặc trở thành bữa ăn cho các loài động vật khác.
Sau khi đẻ trứng xong, đa phần ếch cái sẽ bỏ đi, một số ếch đực ở lại bảo vệ trứng. Một số loài đặc biệt hơn đó là ếch đực sẽ chăm sóc con của chúng. Cho đến khi ếch con có thể tự đi kiếm ăn.
Khi trứng đã thụ tinh được phát triển bình thường, lòng đỏ trong mỗi quả trứng sẽ được tách ra làm 2. Sau đó sẽ tiếp tục phân chia thành 4, 8,… Và bắt đầu hình thành một con nòng nọc. Trong vòng từ 1 – 3 tuần, trứng đã sẵn sàng để nở và một con nòng nọc nhỏ bé sẽ tự thoát ra bên ngoài. Hầu hết các bao trứng sau khi nở đều được tìm thấy trong các vùng nước tù hoặc những nơi tĩnh lặng. Điều này giúp trứng được bảo vệ, không bị dòng nước tác động quá nhiều.
Đối với những loài ếch đẻ trứng trên cây thì trứng sẽ ở yên vị trên lá. Khi mùa mưa đến, trải qua một tuần hoặc hơn thì các bọc trứng dần bắt đầu nhỏ giọt. Rồi rơi ra những nòng nọc con xuống vùng nước ở ngay phía dưới.
Giai đoạn 2: Nòng nọc
Nòng nọc là một trong những hình thái đặc biệt trong vòng đời của ếch so với các động vật khác. Nòng nọc lúc này đã có mang để hô hấp, miệng và đuôi dài. Trong 1 hoặc 2 tuần đầu tiên sau khi nở, nòng nọc rất ít di chuyển. Trong thời gian này, nòng nọc sẽ tiếp tục hấp thụ phần lòng đỏ. Phần còn sót lại từ trứng để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển. Vì đang còn yếu và dễ bị các loài khác tấn công nên chúng thường sống theo bầy đàn. Để vừa hỗ trợ, vừa bảo vệ nhau trước sự tấn công của kẻ thù.
Hầu hết nòng nọc ăn tảo và những vi sinh vật trong nước,… Sau khoảng 4 tuần, mang ếch sẽ bắt đầu bị bao phủ bởi lớp da. Chúng bắt đầu hít thở bằng hai lỗ mũi nhỏ xíu đã được hình thành trên mặt và hô hấp bằng phổi. Cái đuôi của nòng nọc dần dần ngắn lại. Hệ tiêu hóa của chúng cũng ngày càng phát triển để hấp thu được chất dinh dưỡng tốt hơn.
Giai đoạn 3: Nòng nọc có chân
Từ 6 – 9 tuần sau, nòng nọc cũng bắt đầu mọc hai chi trước và sau. Cái đuôi của chúng lại tiếp tục ngắn hơn nữa. Phần đầu trở nên giống ếch rõ ràng, thân cũng bắt đầu to hơn, các chi cũng dần cong lại và khuỷu tay, khuỷu chân cũng rõ ràng hơn. Đặc biệt, hai chi sau phát triển và to khỏe hơn so với hai chi trước. Cơ thể của nó cũng dài ra, chế độ ăn uống của nó cũng khỏe hơn. Chúng bắt đầu chuyển sang các vật chất thực vật lớn hơn, cứng hơn và thậm chí cả côn trùng.
Giai đoạn 4: Ếch con
Vào khoảng từ tuần thứ 12 trở đi, nòng nọc chỉ còn một chút phần đuôi và vẫn chưa biến mất hoàn toàn. Chúng chính thức trở thành ếch con. Ở giai đoạn trong vòng đời của ếch này, chúng đã có thể rời khỏi nước và dành phần lớn thời gian để sinh sống trên cạn.
Giai đoạn 5: Ếch trưởng thành
Tùy thuộc vào thức ăn và nguồn nước mà từ tuần 12 cho đến tuần 16, ếch đã hoàn tất quá trình phát triển đầy đủ. Một số loài ếch sống ở vùng có khí hậu lạnh, vòng đời của ếch có thể sẽ kéo dài lâu hơn. Vì chúng phải mất cả một mùa đông mới chuyển từ giai đoạn trứng phát triển thành nòng nọc.
Vòng đời của ếch sẽ theo chu trình như trên. Tuy nhiên, có một vài trường hợp ngoại lệ đối với một số loài ếch đặc biệt. Chu trình này có thể được rút gọn với những giai đoạn “độc nhất vô nhị”, khắc hẳn với vòng đời “truyền thống”.
Vai trò của ếch
Trên thế giới, ngoại trừ một số loài ếch có chứa chất độc hại. Động vào chúng có thể gây chết người thì hầu hết chúng đều vô hại. Mặc khác, loài ếch có nhiều vai trò hữu ích đối với môi trường cũng như cuộc sống của con người. Ví dụ như:
- Ếch là loài động vật lưỡng cư ăn các loại côn trùng, ruồi muỗi, sâu bọ,… có hại, giúp bảo vệ mùa màng bội thu.
- Ếch làm phong phú thảm sinh vật tự nhiên. Góp phần duy trì cũng như ổn định chuỗi thức ăn tự nhiên của hệ thống sinh vật trên trái đất.
- Ếch đồng được sử dụng nhiều trong các thí nghiệm sinh học.
- Thịt ếch ngon và chứa chất dinh dưỡng như protein, vitamin A, B, D, E, khoáng chất,… Đặc biệt, thịt ếch rất tốt cho trẻ em suy dinh dưỡng, cần tăng cân hay người thiếu máu, người ốm,…
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về vòng đời của ếch. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác, các bạn theo dõi website mỗi ngày nhé!