Cà phê là thức uống quen thuộc, giúp nâng cao tinh thần. Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng uống cà phê không tốt! Vậy, thực hư như thế nào? Uống cà phê có tốt không? Xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của chonmuamay.com để biết thêm thông tin chi tiết!
Contents
Một số tác dụng của cà phê
Trước khi tìm hiểu về vấn đề: “Uống nhiều cà phê có tốt không?”, chúng ta hãy cùng điểm qua một số tác dụng mà cà phê mang lại.
Giúp giảm mệt mỏi và tăng năng lượng
Trong cà phê có chứa một chất có tên là caffeine – đây là một chất kích thích thần kinh. Sau khi uống cà phê, caffeine sẽ được hấp thụ vào máu và từ đó di chuyển lên não. Khi đến não, caffeine sẽ ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh ức chế adenosine. Điều này giúp cải thiện mức năng lượng, tâm trạng và nhiều khía cạnh khác ở não.
Cà phê có chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết
Bên cạnh caffeine, cà phê còn có chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho cơ thể và hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Trong một tách cà phê 240ml có chứa:
- Vitamin B2 (riboflavin): 11% DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày)
- Vitamin B5 (axit pantothenic): 6% DV
- Vitamin B1 (thiamine): 2% DV
- Vitamin B3 (niacin): 2% DV
- Folate: 1% DV
- Mangan: 3% DV
- Kali: 3% DV
- Magiê: 2% DV
- Phốt pho: 1% DV
Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson và chứng sa sút trí tuệ
Bệnh Alzheimer là một căn bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu của chứng sa sút trí tuệ. Bệnh Parkinson là tình trạng thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai, đứng sau bệnh Alzheimer. Tình trạng này thường gây ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi. Có thể hạn chế căn bệnh này và chứng sa sút trí tuệ bằng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học. Một số nghiên cứu còn cho thấy những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn tới 65%.
Uống cà phê có tốt không?
Với người lớn khỏe mạnh, tiêu thụ 400mg cafein mỗi ngày được xem là mức độ cho phép. Tuy nhiên, chất caffein không chỉ có ở cà phê. Nó còn có mặt ở nhiều loại thức uống khác nhau, đặc biệt là những loại nước tăng lực.
Các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo rằng cà phê không phải là thức uống tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Nếu bạn đang trong quá trình mang thai hoặc cố gắng thụ thai, bạn nên hạn chế uống cà phê. Mức tiêu thụ được khuyến nghị ở đối tượng này là dưới 200mg/ngày. Tuy nhiên, bạn cần trao đổi với bác sĩ để xác định hàm lượng cafein an toàn với chính bản thân.
Uống nhiều cà phê có thể khiến bạn gặp phải những rủi ro như sau:
-
- Đau đầu
- Mất ngủ
- Bồn chồn, lo lắng
- Cáu gắt
- Mất khả năng tập trung
- Đi tiểu thường xuyên hoặc khó có thể kiểm soát việc đi tiểu
- Tim đập nhanh
- Rung cơ
- Làm mất đi tác dụng của một số loại thuốc, thảo dược điều trị bệnh nếu bạn đang chữa bệnh bằng thuốc hoặc thảo dược.
Thời điểm thích hợp để uống cà phê
Những thời điểm uống cà phê tốt cho sức khỏe đó là:
Giữa buổi sáng
Nhiều người thường có thói quen bắt đầu ngày mới bằng 1 ly cà phê ngay sau khi thức dậy. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bạn nên lùi thời điểm uống cà phê vào giữa buổi sáng.
Như đã đề cập ở trên, trong cà phê có chứa caffeine, một chất kích thích tự nhiên có thể làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể. Cortisol (còn được gọi là hormone gây căng thẳng) tham gia vào quá trình điều hòa trao đổi chất, hệ miễn dịch, đường huyết và nhiều chức năng khác.
Nồng độ hormone cortisol thường tăng cao vào khoảng 30-45 phút sau khi bạn tỉnh giấc, giúp đem lại cảm giác tỉnh táo tự nhiên vào khung giờ này. Vì vậy, uống cà phê vào thời điểm này thực sự không cần thiết. Thời điểm thích hợp hơn là khoảng vài giờ sau khi bạn thức dậy, từ khoảng 9 -11 giờ.
Trước khi tập thể dục
Uống cà phê trước khi tập thể dục là phương pháp đơn giản để cung cấp thêm năng lượng, cải thiện khả năng tập trung và phối hợp khi tập luyện. Cà phê còn giúp giảm cơn đau cơ bắp sau buổi tập. Vì vậy, bạn có thể uống cà phê trước buổi tập khoảng 30 phút để tận hưởng các lợi ích trên của cà phê đối với việc luyện tập nâng cao sức khỏe.
Sau khi bị mất ngủ
Nếu bạn mất ngủ cả đêm và cần tập trung cho học tập, làm việc vào buổi sáng hôm sau, hãy thử uống cà phê. 1-2 ly cà phê lúc này sẽ giúp đạt được trạng thái tỉnh táo như thể bạn đã có một đêm ngon giấc. Chú ý, đây chỉ là giải pháp tạm thời và không nên lạm dụng thường xuyên.
Giải đáp một số vấn đề liên quan khác
Dưới đây là những vấn đề được nhiều người quan tâm, cụ thể:
15 tuổi uống cà phê có tốt không?
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị rằng trẻ em từ 12 – 18 tuổi chỉ nên tiêu thụ dưới 100 mg caffeine mỗi ngày, tương đương với một tách cà phê khoảng 236 ml.
Buổi tối uống cà phê có tốt không?
Thông thường, thói quen uống cà phê vào buổi tối của nhiều người chủ yếu vào hai thời điểm: sau bữa ăn tối và vào đêm khuya (đối với những người làm việc ca đêm).
Cả hai trường hợp này, các bạn cần hạn chế, thậm chí không nên uống cà phê là bởi vì:
- Đối với việc uống cà phê sau bữa ăn: Lượng caffein và những chất có trong cà phê sẽ cản trở việc hấp thụ sắt của cơ thể. Từ đó, khiến cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng không trọn vẹn, điều này hoàn toàn không tốt cho cơ thể.
- Đối với việc uống cà phê vào đêm khuya: Nhiều người làm việc ban đêm thường tìm đến cà phê để làm vơi đi cơn buồn ngủ và giúp đầu óc tỉnh táo, tập trung làm việc. Tuy nhiên vào ban đêm, đây là thời điểm mà cơ thể cần được nghỉ ngơi, mong muốn được nghỉ ngơi sau khi trải qua một ngày làm việc. Nếu như bạn cứ bắt cơ thể tiếp tục làm việc như vậy sẽ khiến cơ thể mệt mỏi trong thời gian kéo dài. Từ đó dễ phát sinh thêm nhiều bệnh lý.
Chính vì vậy, bạn cần hạn chế, thậm chí không nến uống cà phê vào buổi tối, nhất là sau bữa ăn hoặc là lúc khuya vì nó gây hại cho cơ thể.
Bầu uống cà phê có tốt không?
Theo các chuyên gia về sản khoa nổi tiếng hàng đầu thế giới đều khuyên rằng các mẹ bầu nên tránh uống cà phê trong khi mang thai mặc dù một hàm lượng nhỏ sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khi mang thai, các mẹ uống 1-2 cốc trà hoặc 1 cốc cà phê mỗi ngày thì cơ thể mẹ sẽ có thể đào thải hết ra ngoài, không làm ảnh hưởng tới em bé. Nhưng nếu uống quá nhiều thì cafein sẽ qua nhau thai đi vào cơ thể bé gây ra nhiều tác hại khôn lường.
Vì vậy, tin tốt cho những mẹ bầu thích cà phê là các mẹ hoàn toàn có thể uống cà phê trong thai kỳ. Tuy nhiên, các mẹ cần hạn chế lượng caffein nạp vào trong cơ thể mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho em bé trong bụng.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã lý giải về vấn đề: “Uống cà phê có tốt không?” Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của chonmuamay.com!