Buồn nôn là cảm giác tạm thời, cảm giác muốn ói và rất khó chịu ở bụng. Thực ra có rất nhiều nguyên nhân gây buồn nôn. Ví dụ như: Nôn nghén, say rượu, say xe,… Trong mỗi tình huống cách xử lý giảm cảm giác buồn nôn sẽ khác nhau. Vậy làm sao để hết buồn nôn? Để chấm dứt cảm giác buồn nôn, bạn có thể áp dụng các cách sau.
Contents
Buồn nôn và những nguyên nhân thường gặp
Buồn nôn là trạng thái không hiếm gặp, có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân. Hơn hết việc nắm rõ nguyên nhân gây buồn nôn sẽ giúp chúng ta dễ dàng xử lý và khắc phục. Điển hình như:
- Khi ăn quá no hoặc ăn phải những đồ ăn không hợp vệ sinh, dạ dày sẽ bị kích thích tạo cảm giác buồn nôn.
- Say sóng, say tàu xe, máy bay cũng là nguyên nhân gây buồn nôn.
- Buồn nôn là một biểu hiện thường gặp với các mẹ bầu trong khoảng 3 tháng đầu tiên.
- Buồn nôn do tác dụng phụ của một vài loại thuốc.
- Một số người khi bị sợ hãi, lo lắng hoặc sang chấn về cảm xúc cũng sẽ xuất hiện tình trạng buồn nôn.
- Phản ứng bình thường khi gặp khó chịu về mùi hoặc vị.
- Say rượu bia.
- Một số bệnh lý khác liên quan đến tim, túi mật, ruột thừa, tiền đình,…
Làm sao để hết buồn nôn?
Buồn nôn đặc biệt khó chịu, gây bất tiện cho việc nghỉ ngơi, học tập hay làm việc. Chính vì vậy các biện pháp ngăn, chống buồn nôn được mọi người vô cùng chú ý. Làm sao để hết buồn nôn? Dưới đây là một số tip cực hay dành cho bạn!
Giảm buồn nôn khi mang thai
Buồn nôn khi mang thai thường diễn ra trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Lúc này thậm chí các mẹ không thể ăn được gì vì “nghén”. Tình trạng buồn nôn sẽ giảm dần kể từ tháng thứ 4. Theo lời khuyên của các bác sĩ, có rất nhiều cách giảm buồn nôn khi mang thai. Ví dụ như:
- Đầu tiên các mẹ nên loại bỏ những loại thức ăn, mùi khiến mình khó chịu, buồn nôn.
- Tiếp đó chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày, không nên ăn quá no hoặc quá đói để gây kích thích dạ dày.
- Nên ăn những loại thực phẩm mình muốn ăn, đảm bảo an toàn và lành mạnh.
- Uống đủ nước hằng ngày.
- Hạn chế các loại đồ ăn có nhiều chất béo, carbohydrate bởi chúng có thể gây tức bụng, buồn nôn.
- Bổ sung thêm vitamin, sắt và khoáng chất trong suốt thai kỳ, nhất là trong thời điểm nghén, không ăn uống được.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây. Những loại thực phẩm này đều có chứa vitamin, khoáng chất vô cùng tốt, không mùi nên không gây buồn nôn.
- Ngoài ra sữa chua, váng sữa, sữa chua uống đều đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ và bé.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm chiên xào, cay nóng, đồ đóng hộp, đồ muối chua.
- Thay vì chiên rán, ưu tiên đồ ăn luộc, hấp.
- Song song với việc kiểm soát chế độ ăn, cần ưu tiên các bài tập yoga, thiền, giãn cơ, xoa bóp,… Đây đều là những bài tập đơn giản, tốt cho sức khỏe của mẹ và bé đồng thời cải thiện tình trạng buồn nôn khi mang thai.
Làm sao để hết buồn nôn khi say xe?
Say xe là nỗi ám ảnh của nhiều người. Thậm chí họ sợ đến mức chỉ cần nhìn thấy xe đã cảm thấy nôn nao. Cảm giác say xe thật sự phải trải qua mới có thể thấu hiểu sự khó chịu và mỏi mệt trong cơ thể. Vậy buồn nôn do say xe làm sao để khắc phục.
- Dùng thuốc chống say xe: Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc say xe mà bạn có thể tham khảo cho chuyến đi của mình. Lưu ý dù trẻ em rất dễ say tàu xe, tuy nhiên các loại thuốc chống say xe không được khuyên dùng với trẻ nhỏ.
- Chế độ ăn uống: Trước khi lên xe nên uống nhiều nước, chọn đồ ít béo, nhạt và ăn nhiều tinh bột. Tuyệt đối không nên ăn quá nhiều, đồ chua cay, dầu mỡ vì có thể gây khó chịu, kích thích dạ dày. Các loại rượu, thuốc lá, cà phê cũng nên tránh dùng khi bị say xe.
- Chọn vị trí ngồi phía trước của ô tô và ngồi đúng tư thế để không bị say xe. Thay vì nhìn đông nhìn tây, bạn nên nhắm mắt và cảm nhận sự di chuyển của cơ thể để giảm cảm giác nôn nao khi say xe.
- Có thể nằm ngửa, nhắm mắt để giảm cảm giác say xe.
- Tập đi tàu xe nhiều hơn để thích nghi với cảm giác di chuyển. Bằng cách này bạn thật sự sẽ không còn say xe nữa, kỳ diệu vô cùng.
- Có thể kéo kính xe xuống để hít thở không khí, giảm cảm giác buồn nôn. Chuẩn bị vỏ cam, chanh hoặc các loại mùi hương từ hoa, oải hương, bạc hà để không ngửi thấy mùi xe, tránh gây buồn nôn.
Nhiều người muốn đọc sách, chơi điện thoại để đánh lừa cảm giác, tuy nhiên nó chỉ khiến bạn buồn nôn hơn mà thôi.
Giảm buồn nôn sau bữa ăn
Ăn quá no hoặc ăn phải thực phẩm không sạch, mùi vị đặc trưng hoặc gây kích thích dạ dày đều là những nguyên nhân khiến bạn buồn nôn. Vậy làm sao để giảm cảm giác buồn nôn sau bữa ăn?
- Duy trì thói quen ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, không quá no cũng không quá đói. Đặc biệt cần đảm bảo an toàn thực phẩm cho những loại đồ ăn nạp vào cơ thể.
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn lạ, tránh gây đầy bụng, buồn nôn.
- Uống nước ấm kết hợp ăn chuối chín để làm dịu bụng.
- Uống trà gừng để làm ấm bụng, giảm buồn nôn, ổn định đường tiêu hóa.
- Nhai bánh mì để cung cấp tinh bột, hấp thụ axit dạ dày.
- Không nên hoạt động mạnh sau khi ăn, tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa của dạ dày.
- Bổ sung thêm các loại sữa chua, sữa chua uống với lượng lợi khuẩn lớn, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Hết buồn nôn khi say rượu
Buồn nôn là cách cơ thể loại bỏ độc tố từ bia rượu. Sau khi nôn, bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, mất nước. Vì vậy cách để hết buồn nôn khi say rượu được mọi người vô cùng chú ý. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề tương tự, hãy cùng theo dõi một số cách được chia sẻ dưới đây!
- Uống trà xanh giúp giải rượu, giảm buồn nôn cực tốt nhờ thành phần có chứa axit tannic.
- Đậu xanh thanh nhiệt, mát và giải độc cực đỉnh. Để giảm buồn nôn do say rượu bạn có thể nấu cháo đậu xanh hoặc đun nước uống đều hiệu quả.
- Uống nước chanh cũng là một giải pháp cứu cánh khi buồn nôn do say rượu. Hơn nữa trong chanh cũng có chứa nhiều loại axit, thanh nhiệt, sát trùng và giải độc nhanh.
- Ăn chuối để tăng lượng đường trong máu, giảm tỉ lệ cồn. Nhờ đó giảm cảm giác muốn nôn.
- Uống trà gừng vừa giúp giải rượu, vừa tốt cho hệ tiêu hóa, giảm đầy hơi, co thắt bụng. Bên cạnh đó nước gừng cũng bổ sung lượng lớn vitamin B, giảm tác động do niêm mạc ruột.
- Sắn dây có vị ngọt thanh, tính bình, hỗ trợ tốt cho các cơ quan nội tạng của cơ thể nhất là bàng quang và gan. Do vậy nó cũng được sử dụng hiệu quả cho giải rượu, giảm cảm giác buồn nôn.
- Uống nước cũng là cách hữu hiệu mà bạn có thể áp dụng. Nên uống nước ấm để ổn định dạ dày, làm loãng nồng độ cồn trong máu.
- Ngoài ra bạn có thể đến nhà thuốc, mua thuốc giải rượu để đạt được hiệu quả tốt, nhanh nhất.
Buồn nôn có nguy hiểm không?
Phần lớn mọi người đều cho rằng buồn nôn là triệu chứng thường gặp khi ăn phải những thứ không sạch sẽ hoặc một vài nguyên nhân được kể trên. Tuy nhiên trên thực tế, đây cũng có thể là triệu chứng báo hiệu bệnh lý mà bạn cần chú ý. Ví dụ như:
Buồn nôn báo hiệu bệnh gì?
Buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì? Dưới đây là một vài bệnh thường gặp:
- Liệt dạ dày
Liệt dạ dày là một dạng đặc biệt của rối loạn đường tiêu hóa. Nó không chỉ gây buồn nôn, khó chịu mà còn là nguyên nhân khiến cơ thể bị suy nhược.
- Bệnh lý túi mật
Nếu buồn nôn đi kèm đau bụng trên bên phải thì rất có thể do viêm túi mật gây ra. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên hạn chế những bữa ăn nhiều dầu mỡ.
- Tiểu đường
Tiểu đường thường đi kèm với triệu chứng đau bụng, buồn nôn. Đây là dấu hiệu của tiểu đường type 1 hoặc bệnh dạ dày. Điều này được giải thích là do cơ thể không tạo đủ insulin dẫn đến việc tế bào không được cung cấp đủ đường nên tự đốt chất béo để tạo năng lượng. Chính điều này làm tăng chỉ số Ceton trong máu và nước tiểu khiến bệnh nhân buồn nôn, khó chịu. Nặng hơn là dẫn đến hôn mê, tử vong.
- Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản khiến niêm mạc bị kích thích do thức ăn thừa và acid. Đây là lý do chính dẫn đến cảm giác buồn nôn, khó chịu. Tùy vào từng tình trạng bệnh, triệu chứng đi kèm có thể sẽ khác biệt. Ví dụ như: Đau bụng, đau ngực,…
- Suy thượng thận
Suy thượng thận là căn bệnh mà thận không sản xuất đủ 1 hoặc nhiều các loại hormone. Tình trạng này khiến quá trình trao đổi chất và tăng trưởng bị cản trở. Đi kèm với cảm giác buồn nôn, người bị suy thượng thận còn dễ bị tiêu chảy, tụt huyết áp, sụt cân,…
- Nhồi máu cơ tim
Buồn nôn, đau bụng cũng là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim. Đôi khi nó xuất hiện độc lập hoặc đi kèm với các cơn đau bụng, khó tiêu. Nhồi máu cơ tim cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Buồn nôn có phải khám bác sĩ không?
Không đơn thuần là khó chịu ở dạ dày, buồn nôn cũng là mang đến nhiều nguy hiểm trong những trường hợp sau:
- Buồn nôn kéo dài trong hơn 1 ngày với trẻ nhỏ và 2 ngày với người lớn thì nên kiểm tra với bác sĩ.
- Buồn nôn đi kèm dấu hiệu mất nước.
- Trong dịch hoặc phân có xuất hiện máu.
- Cảm giác mệt mỏi, khó chịu, nôn mửa nhiều lần trong ngày.
- Buồn nôn đi kèm sốt, đau đầu, phát ban.
- Buồn nôn và không thể ăn uống.
- Ngất xỉu, tiêu chảy, thở gấp, nhợt nhạt, buồn nôn,…
Một vài vấn đề cần lưu ý khi buồn nôn
Cuối cùng dưới đây là một số lưu ý quan trọng về những việc nên làm, những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi buồn nôn. Cùng tham khảo nhé!
Buồn nôn nên làm gì?
Để giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu, bạn có thể thử các cách sau đây:
- Nếu cảm thấy buồn nôn, đừng nằm hãy ngồi dậy để giảm tình trạng trào ngược. Hoặc bạn có thể ngả người ra sau, di chuyển nhẹ nhàng.
- Khi buồn nôn nên di chuyển đến nơi thông thoáng, mở quạt hoặc cửa sổ nếu được để giảm bớt cảm giác khó chịu.
- Có thể dùng khăn mát chườm sau gáy để ổn định nhiệt độ, cải thiện tình trạng buồn nôn.
- Liên tục hít thở sâu, tránh tạo cảm giác căng thẳng, lo âu khiến tình trạng buồn nôn càng thêm trầm trọng.
- Có thể thử bấm huyệt cổ tay, vị trí giữa 2 gân lớn để giảm cảm giác buồn nôn.
- Uống thêm nước, dùng trà, gừng hoặc các loại vỏ, tinh chất cam, chanh, quýt để thoải mái hơn.
Buồn nôn nên ăn, uống gì?
Thông thường buồn nôn đi kèm với cảm giác khó chịu ở bụng. Do đó mọi người thường không có xu hướng muốn ăn gì. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm dưới đây để cải thiện tình trạng này như:
- Ăn táo tươi hoặc uống nước ép táo, trà táo để đẩy lùi cơn buồn nôn.
- Ăn bánh quy, bánh mỳ để làm dịu dịch dạ dày.
- Uống trà gừng ấm rất tốt cho tiêu hóa.
- Ăn hoặc uống sữa từ các loại hạt vừa tốt cho sức khỏe vừa giảm cảm giác buồn nôn.
Buồn nôn không nên ăn gì, uống gì?
Bên cạnh những thực phẩm tốt nên dùng, nếu không muốn tình trạng buồn nôn ngày càng nghiêm trọng hơn bạn cần tránh các loại như:
- Các loại đồ ăn hoặc đồ uống có đường hóa học bao gồm: Bánh, kẹo, kẹo cao su, kem,…
- Các loại đồ uống có chứa cồn, chất kích thích.
- Đồ ăn nhanh có chứa nhiều nitrit gồm: Xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói.
- Các loại thuốc có chứa Aspartame.
Bài viết trên đây cũng là câu trả lời của chúng tôi cho vấn đề: Làm sao để hết buồn nôn? Cùng với đó là những việc nên làm và các loại đồ ăn nên và không nên dùng khi buồn nôn. Mong rằng những thông tin được tổng hợp trong bài viết có thể đưa đến cho bạn nguồn tham khảo hữu ích.