Văn học hiện thực phê phán đến nay vẫn đang nhận về khá nhiều tranh cãi. Xuất hiện và phát triển trong bối cảnh xã hội Việt Nam trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20, các tác phẩm mô phỏng rõ ràng sự bóc lột của bọn ác bá, cường hào cùng sự khốn khổ của nhân dân dưới ách thống trị của thực dân, đế quốc. Có lẽ vì vậy những tác phẩm này vẫn luôn được trân trọng, được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật và văn hóa. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về văn học hiện thực phê phán và các tác phẩm nổi bật nhé!
Văn học hiện thực phê phán là gì?
Contents
Văn học hiện thực phê phán là gì?
Chủ nghĩa hiện thực phê phán được đánh giá là một khuynh hướng sáng tạo của chủ nghĩa hiện thực. Thay vì sử dụng ngôn từ mĩ miều, các tác phẩm này hướng vào cuộc sống hiện thực và bản chất vốn có. Chính vì vậy thường có rất nhiều những ý kiến trái chiều được bàn tán quanh chủ đề này.
Trong từ điển văn học
Văn học hiện thực phê phán được đề cập trong từ điển văn học của Trần Đình Sử chủ biên theo 2 cách hiểu.
- Theo nghĩa rộng, đây là những tác phẩm có quan hệ mật thiết với hiện thực đời sống dù thuộc trường phái hay khuynh hướng văn nghệ nào. Với ý nghĩa đó, khái niệm văn học nghệ thuật chính là sự thật về cuộc sống, có tính hiện thực cao.
- Theo nghĩa hẹp, đây là một khuynh hướng, phương pháp hiện thực hay một trào lưu văn học với nội dung sắc sảo, chặt chẽ và được xây dựng theo nguyên tắc mỹ học riêng.
Có rất nhiều ý kiến về phong trào văn học hiện thực phê phán
Theo cuốn Lý luận học
Được đề cập trong cuốn Lý luận văn học, người ta lý giải chủ nghĩa hiện thực không phải một phương pháp mà mà kiểu sáng tác với phong cách tái hiện chân thực hiện thực cuộc sống.
Theo Bách khoa toàn thư
Trong Bách khoa toàn thư, chủ nghĩa hiện thực cũng được nhắc đến như một trào lưu về văn học. Theo đó các tác giả lấy chính hiện thực của xã hội và các vấn đề liên quan đến con người làm vật liệu sáng tác.
Khái niệm văn học hiện thực phê phán
Có thể thấy định nghĩa văn học hiện thực phê phán hiện đang được giải nghĩa theo rất nhiều cơ sở lý luận khác nhau. Chung quy lại nó được hiểu là một trào lưu văn học hay phương pháp sáng tác để mô tả lại thế giới thực tại, đánh giá một cách trung thực về cuộc sống. Đồng thời để có một tác phẩm hay, nổi bật, các tác giả phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu về mỹ học. Ví dụ như:
- Tập chung xây dựng một hình tượng hoặc sự kiện điển hình trong cuộc sống.
- Thừa nhận những mối quan hệ giữa hoàn cảnh, con người, môi trường và tính cách của từng đối tượng.
- Đặc biệt coi trọng yếu tố chính xác, mô phỏng chi tiết và cụ thể.
Văn học hiện thực ra đời trong hoàn cảnh nào?
Để lại tiếng vang lớn với nhiều tác phẩm nổi bật, hoàn cảnh ra đời cùng những tác phẩm văn học hiện thực phê phán cũng đang nhận về rất nhiều sự chú ý của độc giả quan tâm.
Lấy cuộc sống khốn khổ của người dân làm tư liệu sáng tác
Cụ thể phần lớn các tác phẩm văn học hiện thực phê phán nổi tiếng đều được ra đời trong bối cảnh xã hội đầy khó khăn, đặt dưới ách thống trị của phát xít Nhật và thực dân Pháp. Chính những thuế sách, sự bóc lột và áp đặt của bọn địa chủ cường hào mang đến nỗi thống khổ vô tận cho nhân dân.
Xuyên suốt từ thành thị đến nông thôn, ở đâu chúng ta đều có thể gặp những cảnh ngang trái, bất công, dân bị đày đọa, bóc lột tận xương tủy, đau khổ thấu trời. Đây cũng chính là hiện thực cuộc sống tối tăm của những năm trước cách mạng. Các tác giả lấy đó làm vật liệu sáng tác, khắc họa chân thực nhất khung cảnh cũng sự khốn khổ trong các tác phẩm của mình. Đó cũng chính là khởi đầu của trào lưu văn học hiện thực phê phán.
Xuất phát từ tấm lòng đồng cảm, các nhà văn dùng chính ngòi bút của mình để “kể chuyện” về cuộc đời khốn khổ của bao số phận đau thương, đa dạng tầng lớp nhân dân trong xã hội cũ. Họ giúp chúng ta có thể thấu hiểu rõ nỗi đau tận cùng, sự khốn khổ và bi thảm của người dân dưới ách đàn áp. Có thể nói đây chính là tư tưởng nghệ thuật vị nhân sinh đã ăn sâu vào trong tâm tưởng của từng nhà văn thời bấy giờ.
Các giai đoạn phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê phán
Không thể phủ nhận văn học hiện thực phê phán mô phỏng cho chúng ta thấy được bức tranh về đời sống xã hội, mang đến giá trị nhận thức cao. Để hiểu rõ hơn về phong trào này, chúng ta cùng tìm hiểu nhanh qua các giai đoạn phát triển của trào lưu này nhé!
Sự phát triển của văn học hiện thực phê phán
Giai đoạn 1930-1945
Có thể nói đây là thời điểm quyết định của văn học hiện thực phê phán. Trong khoảng thời gian này, hầu hết các thể loại văn học đều được phát triển đa dạng và phong phú. Đặc biệt là phóng sự tết, tiểu thuyết, thơ ca và truyện ngắn.
Khoảng thời gian từ năm 1930 đến 1945 cũng là thời điểm định hình văn học hiện thực phê phán. Thời điểm này chúng ta chưa có nhiều tác phẩm nổi bật mà thường chỉ chú ý đến hiện thực của đô thị trong quá trình thực dân hóa. Đồng thời các tác phẩm văn học chưa có sự định hình rõ ràng về nhân vật và hoàn cảnh.
Giai đoạn 1936-1939
Đây là giai đoạn mà xã hội dần có nhiều cơ hội để phát triển văn học hiện thực. Đặc biệt phải kể tới các cây bút đình đám như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,… Lúc này xã hội phải chịu sự đàn áp lớn của các giai cấp thống trị, hàng loạt các tác phẩm tên tuổi được cho ra mắt như: Giông tố, Vỡ, đê, Số đỏ,… Cùng với đó là sự phát triển của các dạng truyện ngắn và tiểu thuyết như Bước đường cùng – Tập trung phê phán những tội ác, thủ đoạn của giai cấp thống trị và phơi bày nỗi khổ cực của nhân dân với thái độ thương cảm.
Rất nhiều tác phẩm hay được cho ra mắt
Trong giai đoạn 1936-1939, văn học hiện thực phê phán Việt Nam cũng đã có những bước tiến đột phá trong cả nội dung và nghệ thuật. Theo đó các tác phẩm đã dần đào sâu hơn về hoàn cảnh và nhân vật, đồng thời khắc họa rõ nét sự phản diện mang tới cảm nhận sâu sắc, quyết liệt và phê phán.
Giai đoạn 1940-1945
Trong giai đoạn 1940 đến 1945 cảm hứng phê phán ngoài sự cảm thông đã có thêm nhiều nét mới nổi bật trong cách sáng tạo và triển khai. Theo đó nếu như các tác giả Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố tập trung vào phản ánh thực trạng của xã hội thì nhà văn Nam Cao hướng tới giải thích về các hiện tượng và vấn đề của hiện thực đó.
Qua ngòi bút điêu luyện, diễn biến tâm lý nhân vật được đẩy lên cao trào đồng thời giúp độc giả có thể cảm nhận rõ ràng hơn sự đối lập về hoàn cảnh và sự khốn cùng của người dân. Có thể nói, trong giai đoạn này Nam Cao chính là một trong những cái tên nổi bật với phong cách phân tích phê phán.
Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán nổi bật
Chủ nghĩa hiện thực được ví như những lưỡi cày sâu góp phần lật lên mặt trái, những góc khuất của xã hội thời bấy giờ. Đặc biệt phần lớn các tác phẩm nổi bật đều thành công khắc họa những nhân vật điển hình với ý nghĩa tố cáo mãnh liệt, phê phán quyết liệt với chính sách giả dối, bịp bợm và áp bức của giai cấp thống trị. Thông qua đó làm nổi bật nên sự khốn cùng và thống khổ của nhân dân. Để hiểu rõ hơn bạn có thể tìm đọc một số tác phẩm tiêu biểu được giới thiệu dưới đây!
Bạn có yêu thích thể loại văn học hiện thực phê phán?
Tắt đèn – Ngô Tất Tố
Câu chuyện được kể trong tác phẩm “Tắt đèn” diễn ra tại làng Đông Xá – Một làng quê dưới thời thực dân Pháp. Cụ thể là một đốc sưu đốc thuế cùng nỗi thống hận của người dân Việt.
Trong bối cảnh cổng làng bị đóng chặt, bọn hào lý cùng lũ tay sai nghênh ngang đi lại trên đường với đủ loại tay thước và dây thừng. Chúng đi đòi và bắt trói những kẻ thiếu sưu. Trong tiếng tù, tiếng trống ngũ liên suốt cả đêm ngày, chị Dậu một người dân khốn khổ đang tất tả chạy ngược xuôi lo tiền đóng sưu. Thậm chí là bán cả đứa con gái đầu lòng cũng ổ chó cho vợ chồng Nghị Quế chung quy cũng chỉ để trả “món nợ với nhà nước”. Đây không những là một con số khổng lồ mà vô lý hơn, lý trưởng bắt gia đình anh chị phải nộp cho cả chú Hợi – Một thành viên của gia đình nhưng đã chết từ năm trước với lý do “ Có chết cũng không được trốn nợ nhà nước”. Cả gia đình chị Dậu ngoài phải lo cơm nước qua ngày thì nay còn phải điêu đứng trước khoản thuế vô lý của bọn thực dân phong kiến – Thuế thân.
Tác phẩm Tắt Đèn
Bằng giọng văn truyền cảm, không màu mè tác giả làm bật rõ những nỗi khổ khốn cùng của nhân dân. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nhưng vẫn phải nặng vai với những khoản thuế má không tên. Thậm chí phải bán đi đứa con của mình để đủ tiền đóng thuế.
Phóng sự việc làng – Vũ Trọng Phụng
Phóng sự việc làng của Vũ Trọng Phụng cũng là một tác phẩm nổi tiếng. Qua đó chúng ta có thể thấy được một nông thôn Việt Nam cũ với những hủ tục nặng nề. Nó không chỉ cản trở sự phát triển của xã hội mà còn tồn tại nhưng xiềng xích khiến nhiều người khốn khổ. Dưới con mắt cùng ngòi bút có phần trào phúng, cuộc đời của con người được mô phỏng như một tấm bi hài kịch qua tiếng cười có phần sâu cay và châm biếm sắc sảo.
Vỡ đê – Vũ Trọng Phụng
Vỡ đê là một tác phẩm hay và sâu sắc phản ánh hiện thực từ nông thôn tới thành thị với chuỗi những thủ đoạn và chính sách thống trị của bọn thực dân cùng quan lại. Nạn nhân ở đây không ai khác chính là những người nông dân khốn khổ, họ không chỉ phải làm lụng vất vả mà còn rơi vào tình cảnh cơ cực, đói rét, đói khổ bởi hàng tá những chính sách cùng thuế má không tên.
Vỡ đê
Tác phẩm “Vỡ đê” cho chúng ta thấy rõ những ngày tháng tăm tối của nhân dân dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến trong giai đoạn trước năm 1945. “Vỡ đê” đề cập đến rất nhiều vấn đề so với độ dài 25 chương. Trong đó phải kể tới nạn tham nhũng, quan trường, hối lộ, bòn rút của xã hội thực dân. Bên cạnh đó là những khốn khổ, bất công của người phụ nữ trong thời xã hội phong kiến, những điều phù phiếm của tân thời không đến nơi đến chốn. Thông qua tác phẩm độc giả có thể hình dung rõ nét về hoàn cảnh sống và các vấn đề xã hội thời kỳ bấy giờ. Chỉ nhiêu đó thôi sự bất công và khốn cùng của người dân đã được bộc bạch một cách rõ nét dưới ngòi bút của tác giả.
Chí Phèo – Nam Cao
Chí Phèo là một tác phẩm văn học đình đám của nhà văn Nam Cao, đã được đưa vào chương trình học phổ thông. Nếu đã từng đọc qua tác phẩm này hẳn bạn sẽ bị ẩn tượng bởi diễn biến tâm lý của nhân vật Chí Phèo. Vốn dĩ ban đầu anh ta là một người nông dân bình thường như bao người khác song chính nghịch cảnh của số phận đã biến Chí Phèo trở thành đối tượng bị cả làng ghét bỏ.
Trong tác phẩm này, Chí Phèo là một đứa con hoang, bị bỏ rơi trong một lò gạch cũ. Anh được dân làng phát hiện và thay nhau nuôi lớn. Khi đã trưởng thành, Chí Phèo trở thành tá điền cho nhà lão bá Kiến. Vốn là một người chăm chỉ và hiền lành, song do bị ghen ghét và hãm hại, Chí bị buộc tội và đi tù. Sau thời gian ở tủ, anh trở thành “quỷ dữ” của làng Vũ Đại, làm tay sai cho bá Kiến. Vốn tưởng cuộc đời Chí Phèo sẽ mãi tăm tối như vậy, song sự xuất hiện của Thị Nở chính là vầng sáng mang đến hạnh phúc và màu sắc cứu rỗi cuộc sống của hắn. Tuy nhiên sau cùng, số phận vân khó lòng được thay đổi.
Cuộc đời khốn khổ của Chí Phèo
Trong câu chuyện này, thay vì tập trung khai thác nỗi khổ về miếng cơm, manh áo như nhiều tác phẩm khác thì Nam Cao lựa chọn chủ đề về nhân cách con người và khát vọng một cuộc sống hạnh phúc. Sau khi bị xúc phạm về nhân phẩm, hủy hoại nhân tính và bóp chết giấc mơ, Chí Phèo bị đẩy vào cuộc sống không lối thoát. Sự xuất hiện của Thị Nở chính là nguồn sáng, khơi dậy khát khao sống và được làm người của hắn.
Vốn dĩ mỗi người đều có mong ước thật giản dị. Họ chỉ cần được sống ấm no dưới một mái ấm gia đình hạnh phúc. Nhưng rồi hiện thực nghiệt ngã đẩy họ tới bước đường cùng, dẫm đạm và biến họ thành quỷ dữ. Câu hỏi cuối cùng của Chí Phèo để lại cho người đọc rất nhiều trăn trở. Hắn nói: Ai cho tao lương thiện? Là cuộc sống quá khắc nghiệt là xã hội phong kiến đày đọa hắn biến hắn thành một con quỷ khiến nhiều người sợ hãi.
Số Đỏ – Vũ Trọng Phụng
Với tác phẩm “Số Đỏ” Vũ Trọng Phụng chọn cho mình một lối đi riêng biệt, không trộn lẫn hay giống với bất kỳ tác phẩm văn học hiện thực phê phán nào. Đây là một câu chuyện kể về cuộc đời của Xuân với biệt danh là Xuân tóc đỏ. Hắn vốn là một đứa trẻ mồ côi với cuộc sống nay đây mai đó, lấy đầu đường xó chợ làm nhà. Trưởng thành trong hoàn cảnh đó, Xuân tóc đỏ có bản tính tinh ranh, lưu manh và có chút đê tiện.
Số Đỏ và Xuân tóc đỏ
Truyện kể về cuộc đời khá may mắn của Xuân tóc đỏ. Cuộc đời hắn thay đổi khi được bà Phó Đoan bảo lãnh sau một lần bị công an bắt do nhìn trộm cô đầm thay đồ. Sau khi được tự do, hắn được bà Phó Đoan giới thiệu làm tại tiệm may Âu Hóa của vợ chồng Văn Minh. Từ đây Xuân tóc đỏ dần tham gia vào các cuộc “cải cách xã hội” mới để “thay đổi” quá khứ của mình. Chỉ nhờ thuộc lòng các bài quảng cáo thuốc lậu, hắn trở thành “sinh viên trường thuốc đốc tờ Xuân”. Thậm chí dưới sự tâng bốc của gia đình cụ Hồng và ông Typn, hăn còn được mệnh danh là thi sĩ Xuân, nhà cải cách xã hội, giáo sư quần vợt,… Đặc biệt với vẻ ngoài cùng tài ăn nói của mình, Xuân tóc đỏ thành công được cô Tuyết – Em gái của vợ chồng Văn Minh mê đắm dù đã có vị hôn thê. Cuối cùng hắn còn mang danh là ân nhân của cụ Hồng, nghiễm nhiên từng bước gia nhập giới thượng lưu, mở rộng quan hệ với những người có địa vị và thể lực.
Dưới ngòi bút đả kích và trào phúng, tác phẩm lên án mạnh mẽ xã hội Việt Nam trong giai đoạn hỗn loạn với sự du nhập của văn hóa phương Tây. Do không có tiếp thu chọn lọc cùng tâm lý “sính ngoại” đã biến một đứa đầu đường xó chợ thành giới tri thức có kiến thức và tầm nhìn. Thông qua tiếng cười châm biếng, tác phẩm “Số Đỏ” đã làm nổi bật rõ những trò hề không tưởng trong xã hội thời bấy giờ.
Tác phẩm số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng
Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn
Sống chết mặc bay là tác phẩm đình đám của nhà văn Phạm Duy Tốn. Câu chuyện lấy bối cảnh của vùng nông thôn Việt Nam ở khoảng đầu thế kỷ 20. Trong một đêm khuya khúc đê sông Nhị Hà – Sông Hồng bị nước đập vỡ đe dọa tính mạng cùng hoa màu và tài sản của bà con. Tuy nhiên trái với sự sợ hãi và hoảng loạn của người dân, trong đình những vị quan phụ mẫu vẫn ung dung ngồi chơi tổ tôm và không mảy may quan tâm đến đê điều, mưa gió.
Đúng như tựa truyện, tác phẩm lên án gay gắn những tên quan phủ – Đại điện cho tầng lớp thống trị đồng thời bày tỏ lòng thương xót với nhân dân trước những ảnh hưởng của thiên tai bão lũ. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu quan phủ chú ý chăm lo đê điều, trị an. Tuy nhiên dù đã “ăn của dân” chúng thậm chí bàng quang trước tất cả những khốn khổ và hiểm nguy khi đê bị vỡ.
Qua câu chuyện này chúng ta có thể thấy rõ thái độ vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền hèn kém. Cùng với đó là nỗi bất công của xã hội phong kiến, dân đen vẫn luôn là người chịu khổ, chịu thiệt trong xã hội Việt Nam khoảng thế kỷ 20.
Sống chết mặc bay
Bỉ vỏ – Nguyên Hồng
Bỏ vỏ là một tác phẩm văn học rất hay kể về cuộc đời của Tám Bính – Một người đàn bà lưu manh. Trong câu chuyện này, tác giả tập trung phát triển tính cách và tình huống nhân vật để thể hiện rõ quá trình bị bần cùng hóa, lưu manh hóa của một mảnh đời bất hạnh.
Vốn dĩ Bính là một thiếu nữ hồn nhiên, thật thà và chân chất. Bi kịch của cô bắt đầu khi bị lừa và phụ bạc tên là Chung. Hắn lừa tình, lừa tiền và bỏ đi ngay khi cô đã bụng mang dạ chửa. Tiếp đó là hậu quả của những phong tục lạc hậu và vô đạo khiến bố mẹ Bính bán đứa cháu nhỏ để đổi lại thanh danh của gia đình. Với tâm hồn còn non trẻ, Bính sau đó đã tìm lại người tình nhằm thuyết phục anh ta. Tuy nhiên số phận trớ trêu thay, cô tiếp tục bị lừa và hãm hiếp trên đường xuống Hải Phòng và rơi vào tay mụ Tài.
Câu chuyện về cuộc đời nàng Bính khốn khổ
Vốn tưởng cuộc sống đã chấm dứt bởi sự tủi nhục, Bính gặp Năm Sài Gòn – Gã du thử sống bằng nghề trộm cướp, đâm chém hay còn được gọi với tiếng lóng là “chạy vỏ”. Từ đó Bính trở thành “bị vỏ” thật sự, cùng tham gia các phi vụ với chồng. Sau một lần cãi vã Bính bị chồng đuổi khỏi nhà, cô trở về quê khi nghe tin cha mẹ gặp khó khăn. Để rồi một lần nữa lại bán mình cho tên mật thám để có tiền cứu gia đình.
Ít lâu sau, Bính phát hiện chồng cũ của mình – Năm Sài Gòn bị chính người chồng hiện tại bắt giữ. Lúc này cô giải cứu cho Năm và 2 người cùng nhau bỏ trốn. Cuộc sống tiếp diễn cho đến một chuyến tàu nọ, Bính bắt gặp một đứa trẻ đeo đầy vòng vàng trên người. Nhận thấy món của hời, Năm Sài Gòn ôm theo đứa bé nhảy sông để kiếm chác. Tuy nhiên đứa trẻ do không chịu được nước nên đã bị chết đuối. Mang theo đứa bé về nhà, Bính ngỡ ngàng khi phát hiện đứa bé đó là con của mình với vết chàm hình con thạch sùng trên mặt.
Chưa dứt cơn bàng hoàng, tên mật thám từng là chồng của Bính đã ập tới, xích tay hai người đi. Câu chuyện kết thúc khi Bính quay sang Năm và nói “Thế là hết”.
Bính cũng mong ước cuộc sống an yên như bao người
Xuyên suốt mạch truyện là sự bế tắc đến tuyệt vọng. Vốn dĩ Bính là một thiếu nữ dịu hiền, bị cuộc đời đầy đọa đến tột cùng không lối thoát. Không phải cô không muốn lựa chọn mà vốn dĩ không có một cánh cổng nào cho cô cả. Nếu không có những sự kiện đau lòng đó, Bính vốn mơ ước về ngôi nhà với người mình yêu cùng đứa con thơ, an ổn sống qua ngày.
Một số tác phẩm khác
Ngoài ra nếu có yêu thịc với các tác phẩm văn học hiện thực phê phán, bạn có thể tham khảo thêm các tựa truyện như: Sống Mòn, Đời Thừa, Đồng Hào Có Ma, Tinh Thần Thể Dục, Cạm Bẫy Người, Trăng Sáng, Kỹ Nghệ Lấy Tây,…
Kho tàng văn học hiện thực phê phán Việt Nam có rất nhiều những tác phẩm xuất sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Trong đó khắc họa cuộc sống khốn khổ và bất hạnh của con người đồng thời phê phán những chế độ, phong tục đang từng ngày chà đạp, áp bức người dân hiền lành. Vừa rồi là toàn bộ những chia sẻ về chủ nghĩa văn học hiện thực phê phán, mong rằng có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích!