Nghệ thuật thị giác là gì? Nâng tầm thẩm mỹ với tạo hình nghệ thuật thị giác

Nghệ thuật thị giác (Visual Art) là thuật ngữ xuất hiện khá nhiều trong các lĩnh vực nghệ thuật. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó nếu ít có cơ hội tiếp xúc với lĩnh vực này. Để có cái nhìn tổng quan về nghệ thuật thị giác cũng như các lĩnh vực và những tác phẩm nổi bật, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu sâu hơn tại bài viết dưới đây!

nghệ thuật thị giác

Bạn hiểu nghệ thuật thị giác là gì?

Nghệ thuật thị giác là gì?

Nghệ thuật thị giác hay Visual Art còn được biết đến với tên gọi khác là nghệ thuật trực quan. Hình thức này được áp dụng để tạo ra những sản phẩm lấy cảm hứng từ tự nhiên, tác động mạnh mẽ vào thị giác của người đối diện. Ví dụ như: Đồ gốm, hội họa, kiến trúc, ký họa, điêu khắc, in ấn hay thủ công mỹ nghệ, nhiếp ảnh và làm phim,… 

Nguồn gốc của nghệ thuật thị giác

Dù mới chỉ được lan truyền rầm rộ trong một vài năm trở lại đây song thực chất nghệ thuật này đã xuất hiện từ rất lâu trước đó. Dấu mốc khởi đầu cho Visual Art hiện đại có thể chính từ những nét vẽ xa xưa trên các bức tường đá trong thế giới nguyên thủy. Qua hàng ngàn năm phát triển, Visual Art được triển khai và phát triển đa dạng hơn với muôn hình vạn trạng. Đây có thể được coi là một trong những dấu mốc phát triển đậm nét nhất của nền văn minh loài người. 

Ảnh hưởng của nghệ thuật thị giác

Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại rực rỡ nhất của nghệ thuật thị giác với sự hỗ trợ của rất nhiều công cụ công nghệ, tự động. Có lẽ bởi vậy nó có ảnh hưởng rất lớn trong cả cuộc sống hiện thực và thế giới online. Điển hình như sự phát triển của các ngành nhiếp ảnh, kiến trúc, đồ họa, đa phương tiện,… 

sáng tạo của nghệ thuật thị giác

Nghệ thuật thị giác có yêu cầu cao về sự sáng tạo

Không thể phủ nhận rằng thông qua nghệ thuật thị giác cuộc sống của chúng ta trở nên nhiều màu sắc hơn, phong phú và hấp dẫn hơn. Tại đó mỗi người đều có thể tự do sáng tạo, khám phá và trở thành “họa sĩ” vẽ lên câu chuyện, màu sắc của riêng mình. Cũng từ đó các ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác dần nở rộ và phát triển mạnh mẽ hơn. 

Những ngành nghề trong lĩnh vực nghệ thuật thị giác

Sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật thị giác mở ra cơ hội phát triển của rất nhiều ngành nghề. Trong đó có thể kể tới như:

một số tác phẩm tiêu biểu

Một tác phẩm nổi bật của nghệ thuật thị giác

  • Kiến trúc sư
  • Thợ khắc
  • Biên tập viên
  • Họa sĩ biếm họa
  • Thiết kế nội thất
  • Vẽ tranh minh họa
  • Người biểu diễn
  • Nhà điêu khắc
  • Nghệ sĩ xăm hình
  • Nhà thiết kế cảnh quan

Nghệ thuật thị giác bao gồm những lĩnh vực gì?

Nghệ thuật thị giác ngày càng được “trọng dụng” hơn trong cuộc sống hiện đại. Hơn hết nó được phát triển với đa dạng lĩnh vực mang đến sự độc đáo và thú vị. Vậy nghệ thuật thị giác bao gồm những lĩnh vực gì?

Mỹ thuật

Mỹ thuật là một lĩnh vực điển hình của nghệ thuật thị giác. Bởi toàn bộ các bộ môn của nghệ thuật đều nằm trong phạm trù của nghệ thuật thị giác. Đó có thể là bản vẽ, tranh in, tác phẩm điêu khắc, kiến trúc, đồ họa hay thư pháp,… Hiện nay ngành mỹ thuật đang là một trong những ngành nghề hot được các bạn trẻ vô cùng yêu thích bởi tính sáng tạo và ứng dụng cao. 

thư pháp là một hình thức nghệ thuật thị giác

Thư pháp cũng là một phần của nghệ thuật thị giác

Nghệ thuật trang trí và thủ công mỹ nghệ

Lĩnh vực thủ công mỹ nghệ cũng được coi là một phần trong nghệ thuật thị giác. Trong đó bao gồm: Gốm sứ, kính nghệ thuật, nghệ thuật khảm,… Làng nghề gốm Bát Tràng chính là một ví dụ điển hình trong lĩnh vực nghệ thuật trang trí và thủ công mỹ nghệ. 

Nghệ thuật đương đại

Nghệ thuật đương đại là một phần không thể thiếu trong Visual Art. Một số loại điển hình phải kể tới: Nghệ thuật kết hợp (Assemble Art), nghệ thuật cắt dán ảnh (Collage Art), nghệ thuật khái niệm (Conceptual Art), nghệ thuật trình diễn (Performance Art), phức hợp phương tiện truyền thông (Mixed Media). Ngoài ra chúng ta cũng phải kể đến các hoạt động tích hợp công nghệ cao như Giclees và đồ họa trong nghệ thuật đương đại. Hay nghệ thuật địa hình (Land Art) gồm vẽ tranh đường phố (Graffiti) hay điêu khắc băng,… 

Một số lĩnh vực khác

Bên cạnh những loại hình nghệ thuật được liệt kê phía trên, Visual Art cũng được ứng dụng trong nhiều ngành nghề mang hơi hướng công nghệ hiện đại như: Vẽ cơ thể (Body Painting), Tattoo,… 

hình xăm

Xăm, tatoo cũng thuộc Visual Art

Phân biệt nghệ thuật thị giác – Visual Art và Graphic Design

Visual Art và Graphic Design đều là hai loại hình nghệ thuật có liên quan mật thiết đến đồ họa và thiết kế. Có lẽ vì vậy phần lớn mọi người đều có sự nhầm lẫn rằng chúng là một. Tuy nhiên nếu phân tích cụ thể chúng ta có thể tách biệt hoàn toàn Visual Art và Graphic Design. 

Khởi điểm ban đầu

Khởi điểm ban đầu là sự khác biệt cơ bản lớn nhất của Visual Art và Graphic Design. Trong đó:

  • Graphic Design được xây dựng từ nhu cầu và mong muốn để truyền đạt ý tưởng, thông điệp tới đối tượng nhận tin. Tất cả các hoạt động thiết kế đều được triển khai rõ ràng qua các bước cụ thể như slogan, làm logo,… 
  • Visual Art có điểm xuất phát từ những ý tưởng hoàn toàn mới. Theo đó các nhà nghệ thuật sẽ thổi hồn nghệ sĩ vào tác phẩm để tạo ra mối liên kết cũng như sự hấp dẫn và tâm tình của tác giả. 

Tác phẩm của Visual Art

Tác phẩm của Visual Art được triển khai từ ý tưởng mới hoàn toàn

Cảm hứng và động lực

Về nguồn cảm hứng và động lực các Designer thường đưa ra ý tưởng dựa theo đề xuất được thống nhất từ trước. Trong khi đó nhà nghệ thuật Visual Art cần có nguồn cảm hứng sáng tạo để gửi gắm trọn vẹn tâm tình vào tác phẩm của mình. Chính những cảm xúc mạnh mẽ đó là mối liên kết, thúc đẩy suy nghĩ và hành động của con người. 

Cách truyền tải

Không chỉ khác biệt về nguồn cảm hứng cũng như điểm khởi đầu, cách thức truyền tải của Visual Art và Graphic Design cũng có sự khác biệt rõ ràng.

Đối với công việc thiết kế, mục đích cuối cùng chính là xác định mục tiêu cụ thể và rõ ràng trong quá trình hoàn thành công việc. Đây chính là cơ sở giúp các nhà thiết kế tập chung hoàn thiện sản phẩm để đạt được hiệu quả truyền tải tốt nhất. 

Cách truyền tải và tiếp cận của Visual Art và Graphic Design

Cách truyền tải và tiếp cận của Visual Art và Graphic Design khác nhau

Trong khí đó các nhà nghệ thuật Visual Art hướng tới chiều sâu cả về nội dung và hình thức cho sản phẩm của mình. Thay vì được bộc bạch trực tiếp, họ lựa chọn thể hiện một cách tinh tế thông qua các đối tượng truyền tải. Dĩ nhiên mỗi người sẽ có cách nhìn nhận vấn đề và đón nhận thông điệp khác nhau. Chính điều này sẽ giúp Visual Art ngày càng phát triển rộng rãi và phong phú hơn. 

Một số “nghệ sĩ” tài ba trong lĩnh vực Visual Artist

Vài năm trở lại đây, nghệ thuật thị giác đã và đang có những bước tiến xa với rất nhiều thành quả nổi bật. Hiện trên thế giới có không ít những nghệ sĩ tài năng trong lĩnh vực này, dĩ nhiên tại Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một vài cái tên xuất chúng dành cho bạn!

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều nghệ sĩ tài ba thuộc lĩnh vực Visual Art và sở hữu những tác phẩm nổi tiếng, mang đến nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho rất nhiều thế hệ sau này. 

Letterist Jessica Hische

Hische là nổi tiếng với những mẫu logo vô cùng độc đáo và nổi bật, thể hiện rõ thông điệp cũng như điểm nhấn của sản phẩm, thương hiệu. Cô cũng từng cho ra mắt cuốn sách dành cho trẻ em với tựa đề “Tomorrow I’ll be brave”. Điểm chung của các sản phẩm Hische chính là những thông điệp nhân văn được gửi gắm trong từng tác phẩm. Thông qua đó tạo nguồn động lực to lớn, tạo cảm hứng thúc đẩy chính bản thân Hische cũng như các bạn nhỏ để có được thành công trong tương lai. 

Letterist Jessica Hische

Letterist Jessica Hische

Tên tuổi của Hische được biết đến rộng rãi hơn qua bộ phim “Moonrise Kingdom” được cô tự tay thiết kế toàn bộ. Không chỉ nhận về nhiều lời khen tặng của khán giả mà tác phẩm này cũng đã thành công gây tiếng vang lớn khi được đề cử giải Oscar danh giá. Không chỉ vậy Hische ngày càng nổi bật hơn trong ngành Visual Art với tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng “Paint the Town” được rất nhiều người yêu thích. 

Paul Fuentes – Nhiếp ảnh gia & nhà thiết kế

Fuentes vốn được biết đến với cương vị là một người thiết kế đồ họa, phụ trách nội dung tài năng và nổi tiếng. Anh hoạt động khá thành công trong lĩnh vực đồ ăn với hình ảnh vô cùng đẹp, nghệ thuật và ấn tượng, nhận về nhiều phản hồi tích cực. 

Anh từng chia sẻ rằng: “Dù chỉ với một mẩu hamburger hay một miếng sushi, mục đích của tôi là phá vỡ những feed nhàm chán trên các bài đăng của bạn.” Xuất phát từ mong muốn này, Fuentes thành công đưa đến những bức hình đầy nghệ thuật tư cá món ăn, đồ vật hay loài động vật quen thuộc mà chúng ta đều có thể bắt gặp trong cuộc sống. Phần lớn những nội dung và hình ảnh của Fuentes đều hướng tới sự tối giản, ưu tiên phông nền pastel. Đó có lẽ cũng chính là phong cách thương hiệu của chàng trai đa tài này. 

Paul Fuentes

Paul Fuentes

Es Devlin – Nhà thiết kế về sân khấu 

Es Devlin là một nhà thiết kế sân khấu đầy tài năng. Cô đã từng có chia sẻ rất hay về công việc của mình rằng: “Mọi vật đều được tạo ra để lấp đầy mảng còn khuyết cho những vật còn lại”. Hoạt động sáng tạo và năng nổ trong lĩnh vực sân khấu và nghệ thuật điêu khắc động, Es Devlin đã và đang mang đến cho thế giới những tác phẩm đầy cảm hứng với giá trị nghệ thuật cao. 

Trong quá trình làm nghề, Es Devlin từng tham gia thiết kế cho các sân khấu tại nhà hát lớn của Anh. Đặc biệt là Royal Shakespeare – Một nơi vô cùng danh giá. Mặt khác cô cũng là mảnh ghép tại các đoàn phim, nhà đài hay các sàn diễn, chương trình thời trang tầm cỡ thế giới. Hơn hết  Es Devlin cũng góp mặt trong rất nhiều các tour lưu diễn của các ca sĩ nổi tiếng như: Kanye, Beyonce, Adele và Lady Gaga,…. Tên tuổi của Es Devlin cũng được biết đến rộng rãi hơn khi là người thiết kế cho “Lễ khai mạc thế vận hội Rio” năm 2016 và “Lễ bế mạc thế vận hội London” vào 4 năm trước đó. 

Denis Đặng

Tại thị trường Việt Nam, Denis Đặng cũng là một nghệ sĩ trẻ nổi tiếng được mệnh danh là “Phù Thủy Manip”. Anh để lại ấn tượng với công chúng nhờ rất nhiều các MV đình đám như: Tự tâm, Ghen, Đi đu đưa đi, Màu nước mắt, Bo xì bo, Chân ái,… 

Denis Đặng

Denis Đặng

Không chỉ nổi tiếng với các ý tưởng MV có một không hai, Denis Đặng cũng là một tấm gương chuẩn kiểu “con nhà người ta”. Denis đỗ đại học 2 trường là Đại học Ngoại Thương và Đại học Y. Sau đó tốt nghiệp loại giỏi tại Ngoại Thương và được học bổng thạc sĩ tại Pháp. Tuy nhiên thay vì tiếp tục theo đuổi sự nghiệp học hành, anh lại rẽ ngang vào con đường sản xuất âm nhạc và nghệ thuật để tìm ra đam mê của mình. Sau nhiều nỗ lực và cố gắng, hiện tại cái tên Denis Đặng vẫn luôn là một trong những đại diện nổi bật tại thị trường nghệ thuật thị giác ở Việt Nam. 

Nghệ sĩ thị giác Tùng Khỉ

Là một nhà nghệ thuật sở hữu bảng thành tích dày đặng cùng cơ số các giải thưởng, Tùng Khỉ là cái tên đã quá quen mặt tại thị trường Visual Art Việt Nam. Không những là một trong số ít những ứng cử viên người Việt được mời tại các triển lãm, lễ hội quốc tế, Tùng Khỉ còn giành về cho mình rất nhiều giải thưởng danh giá. Anh đạt Giải Nhất Vietnam Young Lions hạng mục phim năm 201, trở thành đại diện Việt Nam tại Cannes Young Lions ở Cannes ở Pháp hay có cơ hội hợp tác với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Audi, Aquafina, Nokia,… Tùng Khỉ cũng là nhà người chịu trách nhiệm tổ chức chuỗi Tiger Remix trên toàn quốc hay Monsoon Music Festival, kết hợp với nhiều ca sĩ cho ra những MV cực nghệ.

Nghệ sĩ thị giác Tùng Khỉ

Tùng Khỉ

Không chỉ được đánh giá cao về tài năng và sự sáng tạo trong suốt quá trình làm nghề, Tùng Khỉ còn khiến mọi người trong giới phải nể phục và ngưỡng mộ bởi tinh thần không ngại chia sẻ kinh nghiệm, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong cộng đồng. Đây là điều không phải một nhà nghệ thuật thị giác nào cũng có thể làm được. 

Lời kết

Không thể phủ nhận sự phát triển của nghệ thuật thị giác đã và đang có tác động rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Qua đó đem đến nhiều màu sắc hơn cùng những góc nhìn sáng tạo và vô cùng thú vị, sâu sắc.

Trên đây là tất cả những thông tin chia sẻ về nghệ thuật thị giác là gì? Các lĩnh vực của nghệ thuật thị giác cũng như những nhân vật có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực này. Hy vọng bài viết có thể mang đến cho bạn những chia sẻ hữu ích!