Các loại bụi nhỏ, phấn hoa, vi khuẩn,…rất nguy hiểm cho hệ hô hấp con người, nhất là trong thời điểm hiện tại môi trường không khí bị ô nhiễm. Các hãng sản xuất đồ gia dụng đã nghiên cứu và trang bị thêm cho sản phẩm của mình bộ lọc HEPA. Bộ lọc HEPA là gì? Cấu tạo bộ lọc HEPA gồm những gì? Có tác dụng gì?
Contents
Bộ lọc HEPA là gì? Cấu tạo bộ lọc HEPA gồm những gì?
HEPA (High Efficiency Particulate Air) là công nghệ lọc bụi được nghiên cứu và bắt đầu ứng dụng trong thực tế bắt đầu từ năm 1940. Màng lọc bụi này có khả năng lọc tới 99.995%.
Cấu tạo bộ lọc HEPA gồm các bộ phận khá cơ bản, là một chiếc lưới được đan xen ngẫu nhiên bởi các sợi thủy tinh siêu mảnh. Các sợi có kích thước từ 0.5 đến 2.0 micromet. Nguyên lý bộ lọc HEPA khá cơ bản, các hạt nhỏ lơ lửng trong không khí, được hút bởi lực hút máy sẽ đi qua bộ lọc và được giữ lại bám trên các sợi thủy tinh này.
Sau khảo sát và các thí nghiệm liên quan, các công bố chứng minh bộ lọc HEPA có thể hút được hạt nấm, phấn hoa, lông thú, vi khuẩn,… Bộ lọc HEPA gồm có 3 loại đó là HEPA, EPA, ULPA. Các chỉ số của các loại khác nhau đôi chút nhưng công dụng thì giống nhau.
Trong cuộc sống, bộ lọc HEPA xuất hiện rất phổ biến, trang bị trong rất nhiều sản phẩm gia dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Ứng dụng và trở thành phần không thể thiếu của: Điều hòa, máy lọc không khí, máy hút ẩm, quạt hơi nước, máy hút bụi,…
Chức năng của bộ lọc HEPA
Nếu gia đình bạn có những thành viên mắc các bệnh về đường hô hấp, nhà bạn có nuôi thú cưng hoặc sinh sống tại các thành phố, khu vực có chất lượng không khí thấp thì bạn nên nghiên cứu đầu tư các sản phẩm gia dụng có trang bị kèm bộ lọc HEPA.
Bộ lọc HEPA có độ lọc càng cao càng hút bụi hiệu quả hơn. Chức năng chính của bộ lọc HEPA là việc giữ các hạt bụi nhỏ tại màng lọc, không cho chúng có cơ hội phát tán trở lại vào không khí. Cùng với hoạt động loại bỏ, bộ lọc còn có thể giữ các chất gây ô nhiễm không khí. Không gian sinh hoạt của gia đình bạn sẽ thoáng sạch, trong lành hơn.
Lưu ý khi vệ sinh bộ lọc HEPA
Bộ lọc HEPA có chức năng vô cùng quan trọng đối với một sản phẩm, quyết định đến chất lượng không khí đầu ra. Vì thế khi sử dụng người dùng cần chú ý vệ sinh bộ lọc thường xuyên để hoạt động lọc không khí đạt kết quả như mong đợi.
Tuy nhiên nếu bạn lần đầu mua sản phẩm có trang bị bộ lọc HEPA thì khi tháo lắp cần chú ý không nên tự tháo rời mà không đọc kỹ cấu tạo và hướng dẫn lắp đặt. Việc thao tác sai có thể khiến bộ lọc bị gãy, vỡ, hỏng.
Trong quá trình tháo bộ lọc HEPA khỏi thân máy để vệ sinh, người sử dụng cần chú ý thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận, tỉ mỉ. Bộ lọc HEPA ở các sản phẩm hiện nay chủ yếu là bộ lọc sử dụng một lần, được thay thế định kỳ từ 3 – 6 tháng. Ở một số sản phẩm thì bộ lọc HEPA có thể tái sử dụng. Tuy nhiên để tái sử dụng, người sử dụng cần dùng các loại chổi tơ mềm nhỏ để làm sạch bớt bụi bẩn bám lâu ngày trên màng lọc. Trong quá trình loại bỏ bụi bẩn bám trên bộ lọc không được để bộ lọc tiếp xúc với nước, đặc biệt KHÔNG được rửa bộ lọc trực tiếp vào nước.
Tuyệt đối trong quá trình vệ sinh không để bộ lọc tiếp xúc chất tẩy rửa mạnh. Các loại hóa chất có thể sẽ ăn mòn, làm giảm độ bền và hiệu quả lọc của bộ lọc HEPA.
Các thông tin trên chúng tôi đã giải thích cho bạn đọc bộ lọc HEPA là gì? Cấu tạo bộ lọc HEPA gồm những gì? Chức năng và ứng dụng của nó trong thực tế. Đây là một trong những phát minh quan trọng, góp phần cải thiện môi trường sống cho con người.