Arduino là gì? Bạn đã biết những gì về Arduino?

Nếu bạn học lập trình hoặc làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì chắc chắn đã nghe qua về Arduino. Nhưng đối với những người mới tìm hiểu, mới học hẳn khái niệm này sẽ cực kỳ lạ lẫm. Cùng chúng tôi tìm hiểu những thứ hay ho về Arduino qua bài viết này nhé.

Arduino là gì? Lịch sử ra đời của mã nguồn mở Arduino

Arduino là mã nguồn có nguồn gốc ra đời từ thị trấn Ivrea, nước Ý. Sở dĩ nó có tên gọi là Arduino bởi nó được đặt tên theo một vị vua sống vào thế kỷ thứ 9 là King Arduin. Arduino được chính thức xuất hiện trong lĩnh vực công nghệ thông tin vào năm 2005, người đưa Arduino đến gần hơn với người dùng là giáo sư Massimo Banzi, công tác tại trường Interaction Design Instistute Ivrea (IDII).

Ngay sau khi ra mắt, Arduino chẳng cần quảng cáo xa hoa rầm rộ nhưng rất nhanh chóng lan truyền, có sức ảnh hưởng mạnh đến cộng đồng những người lập trình và làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Arduino là gì?
Arduino là gì?

Hiểu đơn giản nhất, Arduino bản chất là một nền tảng sử dụng mã nguồn mở để xây dựng các ứng dụng điện tử. Khái niệm này còn khá trừu tượng, nhất là đối với những người không trong nghề thường cảm thấy rất lạ lẫm. Sản phẩm giống như một chiếc máy tính thu nhỏ để người sử dụng có thể lập trình và thực hiện các dự án điện tử chuyên biệt, phục vụ trong việc nạp code.

Arduino sẽ tương tác với bên ngoài thông qua cảm biến điện tử, hệ thống đèn, và động cơ bên trong. Thành phần chính của một Arduino gồm có:

Phần cứng: Đây là bộ phận bao gồm các board mạch mã nguồn mở để người sử dụng có thể lập trình được.

Phần cứng là những bo mạch điện tử
Phần cứng là những bo mạch điện tử

Phần mềm: Đây là bộ phận được tích hợp giúp người sử dụng thao tác tích hợp IDE, các thao tác có thể linh hoạt nạp code và nạp chương trình cho board.

Phần mềm là những sơ đồ, mã nguồn
Phần mềm là những sơ đồ, mã nguồn

Là một nền tảng mã nguồn mở dễ học, dễ thao tác nên tốc độ biết đến Arduino của cộng đồng rất nhanh chóng. Arduino đã được sử dụng ở phổ biến trên mọi lĩnh vực của xã hội. Những người có niềm đam mê yêu thích với điện tử đều sẽ đôi lần lập trình qua bảng mạch. Đã có rất nhiều dự án, nghiên cứu chuyên nghiệp có sự xuất hiện của Arduino trong danh mục chính.

Các dạng Arduino cơ bản hiện nay

Với tốc độ phát triển thần sầu, hiện nay trong lĩnh vực lập trình chia ra một số dạng cơ bản dưới đây:

Arduino Uno

Arduino Uno là dạng một bản mạch điều khiển điện tử với vi điều khiển dựa vào Microchip ATmega328 được phát triển bởi Arduino.cc. Ở bảng mạch này, người lập trình sẽ trang bị các đầu vào và đầu ra Digital và Analog. Hệ thống có thể giao tiếp với nhau thông qua bảng mạch chính. Ngoài ra người lập trình còn có thể kết nối và mở rộng giữa các bảng mạch khác. Dựa trên nền tảng là mã nguồn mở, bạn sẽ tha hồ xây dựng cho mình một dự án với những  thứ mới mẻ riêng, tự do lập trình theo ý mà mình muốn.

Minh họa bảng mạch Arduino Uno
Minh họa bảng mạch Arduino Uno

Arduino Uno R3 hệ thống gồm có:

  • LED: Đèn LED trang bị trên bảng mạch được kết nối vào chân D13. Khi chân gặp giá trị mức cao thì LED sẽ sáng và ngược lại giá trị thấp thì đèn tắt.
  • VIN: Chân cấp nguồn điện ngoài vào cho bảng mạch
  • 5V: Dòng điện chạy qua mỗi chân
  • 3V3: Điện áp ra 3.3V 
  • GND: Chân điện cực âm trên bảng board.
  • IOREF: Điệp áp hoạt động định mức khi điều khiển trên Arduino.

Arduino Nano

Arduino Nano cũng là một hệ thống bảng mạch có mã nguồn mở liên quan đến lập trình. Chức năng của nó tương tự như dạng trên nhưng khác nhau về bo mạch. Ở Nano, lập trình viên sẽ thiết kế tích hợp vi điều khiển ATmega328P, nhưng bảng UNO sẽ có dạng PDIP (Plastic Dual-In-line Package) với 30 chân thay vì như ở bảng UNO. Số cổng kết nối tăng thêm 2 cổng tổng cộng là 8 cổng ADC. 

Bảng mạch Arduino Nano
Bảng mạch Arduino Nano

Bảng Nano cải tiến hơn sẽ không trang bị giắc nguồn DC như các bo mạch Arduino khác, bảng sẽ trực tiếp sử dụng cổng mini-USB. Cổng này tác dụng kép sử dụng cả cho việc lập trình và bộ giám sát. 

Những thứ Arduino có thể kết nối được gồm có gì?

Arduino có thể kết nối với nhiều bộ mã nguồn khác trong một bảng mạch
Sản phẩm có thể kết nối với nhiều bộ mã nguồn khác trong một bảng mạch

Arduino là bộ mã nguồn có thể hoạt động độc lập hoặc hoạt động hợp tác với nhiều bộ mã nguồn khác, thậm chí nhiều Arduino Ide có thể kết nối với nhau để tạo thành một chỉnh thể thống nhất điều khiển các thiết bị điện tử. Máy tính có thể truy cập vào dữ liệu cảm biến từ Arduino và kết nối với thể giới bên ngoài, ghi lại những phản hồi. 

Bên cạnh đó, Arduino còn khiến người sử dụng bất ngờ khi có thể kết nối được với các con chip điều khiển siêu tinh vi.

Các ứng dụng tuyệt vời của Arduino trong cuộc sống

Arduino là đề tài được rất nhiều bạn trẻ hiện nay yêu thích và mang vào trong đồ án, nghiên cứu thực tập. Chỉ với vài ý tưởng lóe lên, làm một món đồ chơi điều khiển từ xa chẳng hạn, bạn có thể nhờ Arduino hỗ trợ và xây dựng hệ thống điều khiển một cách nhanh chóng. Cao xa hơn những món đồ chơi nhỏ, bạn có thể lập trình thành hệ thống điều khiển các thiết bị điện trong nhà, khiến cho ngôi nhà của bạn hiện đại và thông minh hơn.

Mã nguồn Arduino đã có nhiều bước tiến và ứng dụng rộng rãi hơn
Với nhiều bước tiến và ứng dụng rộng rãi hơn

Không cần phải học hành chuyên nghiệp, bạn vẫn có thể hiểu và mày mò tìm kiếm hệ thống mã nguồn mở này để áp dụng vào trong một số lĩnh vực của cuộc sống, đây là điều vi diệu mà Arduino IDE đã mang lại.

Một số tính ứng dụng nổi bật:

  • Chế tạo robot đơn giản
  • Chế tạo các thiết bị cảm biến nhiệt độ, cảm biến chuyển động, cảm biến âm thanh,…
  • Xây dựng hệ thống điều khiển từ xa
  • Tạo ra tương tác trong một số tựa game online như: Etrix, Mario,…
  • Xây dựng trong hệ thống điều khiển máy bay không người lái
  • Bảng mạch của đèn tín hiệu giao thông, hiệu ứng đổi màu đèn
  • Bảng điều khiển nhạc nước đổi màu ở các khu đô thị, lễ hội ánh sáng

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, Arduino hiện nay đã xuất hiện rất phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp ích cho con người trong việc tiến tới gần hơn với công nghệ hiện đại, tự động hóa, điều khiển bằng cử chỉ, giọng nói. Những bạn có niềm đam mê với lập trình hẳn sẽ không bỏ qua việc tìm hiểu về sản phẩm, cách thay đổi từ mã nguồn mở để tạo ra những lệnh điều khiển thú vị. 


>>Xem thêm: Https://chonmuamay.com