Bạn đã nghe rất nhiều đến thuật ngữ bugi xe máy nhưng bạn vẫn không biết đây là bộ phận gì, có nhiệm vụ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu hơn về phụ kiện này nhé.
Contents
Tác dụng của Bugi xe máy là gì?
Bugi xe máy là bộ phận rất quen thuộc và quan trọng hàng đầu trên xe máy. Bộ phận này có nhiệm vụ chính là phát sinh được ra tia lửa điện giữa hai điện cực để châm cháy hỗn hợp xăng không khí bên trong buồng đốt từ đó quyết định xe có thể khởi động cũng như vận hành ổn định hay không.
Ở hầu hết các xe thì bộ phận Bugi sẽ được lắp ở gầm xe hoặc giữa 2 yếm trước của xe máy (đặc biệt là các dòng xe Lead của Honda). Theo đó, vị trí lắp bugi trên xe máy số sẽ dễ nhìn thấy cũng như dễ thực hiện tháo lắp hơn là các dòng xe ga..
Cấu tạo của bugi xe máy
Thông thường, bugi xe máy được cấu tạo bởi 3 phần chính: Điện cực, vỏ cách điện, khoảng trống.
Điện cực : là vị trí tia lửa điện được tạo ra. Để giúp Bugi có thể hoạt động ổn định trong mọi điều kiện, kể cả những điều kiện khắc nghiệt nhất thì nhà sản xuất thường dùng các vật liệu hợp kim có độ bền cơ học cao, khả năng chống ăn mòn cực tốt như: Niken, Crom, Silicon, Mangan.
Vỏ cách điện: đây là lớp vỏ được làm từ gốm Oxit nhôm (Al2O3) có nhiệm vụ đảm bảo dòng điện cao áp không bị rò rỉ ra bên ngoài từ đó đảm bảo tính an toàn khi xe vận hành.
Ở trên thân vỏ cách điện, thường được thiết kế các nếp nhăn sóng về phía đầu tiếp xúc với chụp Bugi để ngăn ngừa trường hợp phóng điện cao áp từ đầu tiếp xúc của Bugi xuống đến phần kim loại ảnh ảnh hưởng đến quá trình đánh lửa.
Dung tích khoảng trống: đây là khoảng không gian giữa 2 điện cực. Nếu khoảng không càng lớn thì khả năng tản nhiệt của Bugi càng kém và ngược lại. Do vậy, Bugi xe máy thường được chia thành 2 loại:
- Bugi nóng thì khả năng tản nhiệt chậm
- Bugi lạnh thường có khả năng tản nhiệt nhanh và dễ được làm nguội.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bugi xe máy bị hư
Mặc dù được chế tạo từ nguồn vật liệu siêu bền những do điều kiện hoạt động nên Bugi thường hay xảy ra lỗi. Một số nguyên nhân khiến bugi bị hư hỏng phải kể đến như:
- Do thời gian hoạt động lâu nên Bugi sẽ bị mòn làm cho khoảng cách giữa 2 điện cực lớn hơn gây ảnh hưởng đến khả năng đánh lửa.
- Trong quá trình sử dụng, xe bị ngã đổ khiến Bugi bị nứt, vỡ cùng làm ảnh hưởng đến hoạt động của bugi
- Trong quá trình xe đang vận hành mà Bugi bị dính nước, dẫn đến tình trạng bị giãn nở, làm nhiệt độ giảm đột ngột từ đó khiến Bugi bị nứt, vỡ phần sứ cách điện.
- Dầu bị đốt cháy bám vào thành Bugi khiến tia lửa điện sinh ra công suất yếu, ảnh hưởng tới quá trình châm cháy nguyên liệu.
Khi Bugi xảy ra sự cố, sẽ xuất hiện tình trạng xe sẽ rất khó nổ máy hoặc chạy giật cục. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể dễ dàng phát hiện tình trạng qua màu bugi xe máy cụ thể:
- Bugi có màu vàng nâu: chứng tỏ Bugi vẫn còn hoạt động tốt.
- Bugi đen và khô: làm ảnh hưởng đến quá trình đánh lửa => Chạy tốn nhiên liệu=> trong quá trình di chuyển xe sẽ tỏa khói đen ở bô
- Bugi đen và ướt: dầu lọt vào xilanh và bị đốt cháy rồi sinh ra muội bám vào bugi. Trong trường hợp, xe xuất hiện khói xanh được xả ra ở bô và có mùi khét có nghĩa động cơ đang cần sửa hoặc thay mới
- Bugi màu trắng: động cơ hoạt động quá nhiệt do Bugi không phù hợp,
- Bugi mòn cực tâm: khoảng nhiệt độ phù hợp, thời gian đánh lửa sớm, thiếu không khí, thiếu dầu bôi trơn.
Bugi xe máy loại nào tốt?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bugi được sản xuất bởi nhiều hãng khác nhau. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng tốt. Nếu bạn đang muốn lựa chọn một chiếc bugi cho chiếc xe thân yêu của mình thì có thể tham khảo 2 sản phẩm dưới đây:
Bugi Denso
Bugi Denso là dòng sản phẩm uy tín đến từ Nhật Bản có mặt trên thị trường từ năm 1957 và thường được sử dụng trên tất cả các dòng xe, đặc biệt cho các dòng xe đua và cả xe ô tô. Các hãng xe nổi đang sử dụng dòng Bugi này phải kể đến như: Honda, Toyota hoặc các hãng xe của Mỹ…
Hiện nay, Bugi Denso được chia thành 2 loại sản phẩm chính là: Denso iridium và bugi zin. Cả 2 sản phẩm này đều sở hữu các đặc điểm khác biệt như:
- Đầu đánh lửa của bugi zin thường đc làm bằng nilken, chạy khoảng tầm 10.000km. Còn của bugi iridium làm bằng kim loại quý iridium, độ bền gấp 3 đến 5 lần bugi zin.
- Bugi denso iridium power cho phép làm việc với ngưỡng nhiệt tối đa là 2700 độ C trong khi đó bugi zin chỉ cho phép làm việc với nhiệt độ 1400 độ C.
Bugi NGK
Cũng là dòng bugi rất phổ biến nhưng bugi NGK đang được sử dụng cho các dòng xe máy phổ thông.
Bugi NGK gồm 3 loại chính là: Bugi NGK tiêu chuẩn, bugi bạch kim và bugi Iridium. Trong đó:
Bugi tiêu chuẩn có lõi cực đánh lửa được làm từ nikel. Lõi cực đánh lửa khá to và đánh lửa không đều nên chỉ sử dụng trên các dòng xe số phổ thông.
Hai loại bugi còn lại là bugi Iridium và bugi bạch kim, có lõi điện cực làm từ kim loại quý, đầu điện cực được gọt nhọn.
Ưu điểm của loại bugi này là có tính chịu nhiệt tốt, khả năng chống mài mòn và tính kháng oxy hóa cao nên cho khả năng đánh lửa tốt hơn bugi ngk tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, 2 loại bugi này còn có tác dụng giúp xe hoạt động êm ái, tăng tốc ổn định và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Thay bugi xe máy giá bao nhiêu?
Bên cạnh việc lựa chọn một sản phẩm phù hợp và chất lượng thì chi phí thay bugi xe máy giá bao nhiêu cũng là mối quan tâm của nhiều khách hàng.
Tuy nhiên, thay bugi giá bao nhiêu tùy thuộc vào loại Bugi, thương hiệu sản xuất và địa chỉ bạn lựa chọn.
Thông thường thì đơn giá trên thị trường dao động ở mức từ 50.000đ cho tới vài trăm thậm chí vài triệu đồng. Do vậy, tùy thuộc vào điều kiện tài chính cũng như dòng xe máy bạn đang chạy mà bạn có thể lựa chọn mức giá phù hợp nhất.
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ tới quý khách những thông tin tổng quan nhất về Bugi xe máy. Mong rằng, những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn trong cuộc sống. Nếu bạn muốn cập nhật nhiều tin tức khác thì có thể ghé thăm https://chonmuamay.com/ thường xuyên hơn nhé.