Hướng dẫn cách đi xe đạp đúng cách | Giữ thăng bằng khi đi xe đạp

Cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp không hề khó nhưng cũng không quá dễ thực hiện nếu bạn thiếu đi sự quan sát cùng những kiến thức cơ bản về kỹ thuật đạp xe. Bài viết dưới đây, chonmuamay.com sẽ gửi đến bạn cách đi xe đạp an toàn để tránh gặp phải các rủi ro gây chấn thương cho cơ thể nhé.

==> Xem thêm: Đề pa xe máy lên dốc là gì? Hướng dẫn cách đề pa xe máy lên dốc đơn giản

Cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp

di-xe-dap-dung-cach
Tập đi xe đạp 2 bánh

Với người lớn thì việc điều khiển xe đạp không phải là điều quá khó khăn, thế nhưng với trẻ nhỏ thì đây quả thực là một thử thách lớn. Trên các diễn đàn về các vấn đề gia đình, không khó để bắt gặp những chủ đề như “cách tập cho bé đi xe đạp”, “cách dạy trẻ đi xe đạp” hay “cách dạy con đi xe đạp”…. Vậy, làm thế nào để các bé và thậm chí là những người lớn có thể biết cách đi xe đạp nhanh nhất? Mời các bạn tham khảo những hướng dẫn cụ thể dưới đây.

  •  Kỹ thuật giữ thăng bằng khi đi xe đạp không quá khó, nếu đã quen thì việc đi xe sẽ trở nên vô cùng đơn giản và dễ dàng. Việc đầu tiên bạn cần phải làm là khởi động để thả lỏng và làm nóng toàn bộ cơ thể. Đặc biệt là các khớp cổ tay, cổ chân để khi học đạp xe sẽ không bị đau và tay chân cũng được linh hoạt hơn. 
  •  Chúng ta cũng cần phải biết cách sử dụng trọng lượng cơ thể của chính mình để có thể lấy lại thăng bằng khi xe đạp bị nghiêng hoặc chao đảo. Thông thường, người mới tập sẽ đung đưa phần chân và đùi để điều chỉnh phần ghi đông chỉ nghiêng sang bên trái hoặc bên phải cho xe không bị đổ.
  •  Khi đặt chân lên bàn đạp bạn cần xác định được chân trụ của mình. Phần chân trụ sẽ phải chịu nhiều lực tác động hơn. Khi chân trụ của bạn đã vững và chân còn lại đặt lên bàn đạp, diện tích bàn chân sẽ chiếm 2/3 bàn đạp và giúp bạn tập trung lực để có thể di chuyển xe một cách tốt nhất. Với những người mới bắt đầu, hãy dùng chân trụ đẩy trên mặt đất để tạo đà khi chạy và giữ cân bằng được tốt hơn.
  •  Một mẹo hay nữa cho các bạn đó là trước khi di chuyển, hãy ngồi lên yên xe và dựng chân chống để cảm nhận xe tại chỗ. Lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần cho đến khi bạn đã thực sự làm chủ được sức nặng cũng như giảm bớt được lo lắng, căng thẳng thì mới tiếp tục dùng lực vào bàn đạp để đẩy xe chuyển động.
  •  Hãy thả lỏng các khớp tay chân để dễ dàng điều khiển xe hơn. Hít thở sâu và nhìn thẳng về phía trước để tạo cảm giác an toàn cho bản thân, vơi bớt lo lắng. Nếu có thể bạn hãy nhờ người hỗ trợ bằng cách giữa phía sau xe hoặc ngồi lên xe để đi cùng mình.
  •  Nhiều người mới tập xe muốn học cách đi xe đạp chậm để đảm bảo an toàn nhưng các bạn có biết rằng di chuyển càng chậm thì giữ thăng bằng càng khó? Với những người mới tập thì cần lưu ý đừng cọc cạch đạp từng chút một vì xe di chuyển chậm như vậy sẽ rất dễ đổ. Hãy mạnh dạn tác động lực vào bàn đạp để xe di chuyển được nhanh hơn thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn nhiều.

” Video hướng dẫn 3 cách giữ thăng bằng trên xe đạp đơn giản” 

Những lưu ý cơ bản khi đi xe đạp

Tưởng chừng đạp xe là một công việc hết sức đơn giản thế nhưng nếu không nắm rõ những quy luật cơ bản mà đã nóng vội muốn học cách tập đi xe đạp nhanh nhất thì sẽ gặp khá nhiều khó khăn và nguy hiểm tiềm tàng. Dưới đây là những lưu ý cơ bản mà những người mới bắt đầu tập xe đạp cần nhớ để có thể tránh khỏi:

Không nên để yên xe quá thấp

Những người mới đi xe thường không chú ý đến phần yên xe khiến cho lúc luyện tập đầu gối của bạn sẽ nhanh mỏi, thậm chí đau nhiều sau khi đạp xe, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn. 

cach-giu-thang-bang-khi-di-xe-dap
Cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp chậm là rất khó

Để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn chỉ cần điều chỉnh lại phần yên xe sao cho có được tư thế ngồi phù hợp và thoải mái nhất là được. Cụ thể, bạn cần ngồi trên xe sau đó tự điều chỉnh cho đến khi vừa. Theo kinh nghiệm của những người đã đi xe đạp lâu năm, yên xe cần đảm bảo được những tiêu chí sau:

  • Gót chân chạm vào bàn đạp ở vị trí thấp nhất khi người đi ngồi trên yên xe.
  • Các ngón chân phải chạm toàn bộ xuống mặt đất khi người đi ngồi thoải mái trên yên xe.

Mặc quần áo không thoải mái

Nhiều người không chú ý đến chi tiết này nên khi đạp xe sẽ có cảm giác mệt mỏi và khó chịu. Một bộ quần áo thoải mái khi đạp xe phải thấm được mồ hôi, có sự co giãn và đàn hồi tốt. Bởi vì khi đạp xe, người lái sẽ đổ nhiều mồ hôi do các cơ hoạt động liên tục và nhịp tim cũng tăng lên, đòi hỏi không khí phải khô thoáng hơn. 

Không nên mặc những bộ quần áo quá bó khi đi xe đạp vì điều này sẽ ảnh hưởng đến các động tác đạp xe, tạo cảm giác rất khó chịu, thậm chí là cản trở việc đạp xe của bạn. Váy ôm sát người, quần bó không có tính năng co giãn, quần áo bông dày quá chật chội… là những trang phục tuyệt đối bạn không nên mặc khi đạp xe.

Đi xe không phù hợp với hình thể

luu-y-khi-di-xe-dap
Nên lựa chọn một chiếc xe có kích thước phù hợp với bản thân

Xe quá cao, quá thấp hay quá nhỏ,… so với cơ thể của bạn đều không tạo được sự thoải mái trong quá trình điều khiển xe. Do vậy, việc chọn cho mình 1 chiếc xe phù hợp với thể trạng là điều rất cần thiết.

  • Độ cao yên xe phải phù hợp với người lái.
  • Khi điều khiển bạn phải có tư thế lái xe thoải mái. Tốt nhất là hơi nghiêng 45 độ về phía trước so với phương thẳng đứng.
  • Độ cong, độ rộng tay lái phù hợp.
  • Kích thước bánh xe phải phù hợp với địa hình và điều kiện đi đường.

Bảo trì xe thường xuyên

Việc bảo dưỡng xe đạp cũng rất quan trọng, nếu không được bảo dưỡng định kỳ, xe sẽ nhanh chóng bị hỏng hóc và dẫn đến sự cố trong quá trình đi xe.

Vì thế, việc lau chùi sạch sẽ, tra dầu mỡ bôi trơn lên xích xe, bơm hơi cho lốp, điều chỉnh các hệ thống phanh, kiểm tra lại các ốc vít… là điều rất cần thiết

Tận dụng hết tính năng của xe

Có nhiều loại xe được các nhà sản xuất trang bị thêm các cấp số khác nhau để phù hợp với những điều kiện đi xe khác nhau. Cấp số thấp để tạo lực mạnh nhất giúp bạn leo dốc dễ dàng hơn. Còn các cấp số cao thì sử dụng khi bạn đi trên đường phẳng và sẽ cho tốc độ đạp xe tốt nhất. Chính vì thế, bạn cần lưu ý và tận dụng những tính năng này để việc đạp xe được dễ dàng và không tốn sức nhé.

Không nên ăn quá no trước khi đạp xe

Đạp xe mất khá nhiều năng lượng, chính vì thế bạn không nên đạp xe khi bụng còn đang đói. Hãy ăn nhẹ một thứ gì đó trước khi vận động thì quá trình đạp xe của bản sẽ được thoải mái hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không được ăn quá no. Điều này sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và cồn cào khi đạp xe.

luu-y-khi-di-xe-dap
Bổ sung vừa đủ năng lượng trước khi đạp xe

Để có thể đi xe đạp đúng cách không khó nhưng bạn cần tỉ mỉ quan sát những hướng dẫn của người hỗ trợ bên cạnh. Chuẩn bị một tinh thần sảng khoái và sẵn sàng đối đầu với thử thách. Trong quá trình luyện tập, có thể sẽ dính phải một vài chấn thương nhỏ nhưng cũng đừng vì thế mà nản chí. Hãy mặc đồ thật thoải mái, trang bị vật dụng bảo hộ như mũ bảo hiểm, tất tay, đai gối,… thì dù có ngã cũng sẽ không bị đau.