Mô hình SMART là một phương pháp hữu dụng để triển khai các chiến dịch Marketing đạt được hiệu quả với mức kinh phí tối ưu. Vậy so với các phương pháp khác mô hình này có đặc điểm gì nổi bật? Liệu bạn đã nắm được cách triển khai và ứng dụng mô hình SMART hiệu quả chưa? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có thêm cho mình những kinh nghiệm hữu ích nhé!
Contents
Mô hình SMART là gì?
Trong mô hình quản trị doanh nghiệp, SMART là giải pháp giúp thiết lập mục tiêu một cách chính xác và hiệu quả. Dựa vào đó các tổ chức, doanh nghiệp có thể chủ động đánh giá về mức độ khả thi để đưa ra hoạch định phát triển trong dài hạn. Theo đó kế hoạch được đưa ra sẽ được thực hiện dựa trên 5 tiêu chí là:
- Tính cụ thể – Specific
- Có thể đo lường – Measurable
- Tính khả thi – Actionable
- Sự liên quan – Relevant
- Thời gian đạt được mục tiêu – Time-Bound
Vì sao nên sử dụng mô hình SMART?
Thực tế mô hình SMART đã và đang được triển khai tại nhiều doanh nghiệp với quy mô từ nhỏ đến lớn. Không thể phủ nhận việc xác định rõ mục tiêu và phương hướng phát triển đem đến rất nhiều lợi ích cho các đơn vị để phát triển trong dài hạn. Cụ thể dưới đây là một vài lợi ích mà bạn có thể tham khảo!
Xác định trọng tâm và hướng đi
Mục tiêu SMART giúp chúng ta có thể định hướng và đưa ra phương án kinh doanh đúng đắn. Sau khi đáp ứng được tất cả những tiêu chí của mô hình, các nhà quản lý có thể dễ dàng loại bỏ các mục tiêu không phù hợp. Từ đó tập chung vào những định hướng đúng đắn trong các giai đoạn. Điều này không những giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển mà còn giúp giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu hiệu quả.
Tăng mức độ phù hợp
Nhờ có mô hình SMART doanh nghiệp có thể phát triển phù hợp với các tiêu chí và mục tiêu trong ngắn và dài hạn. Từ đó định hướng một cách chính xác về mức độ ưu tiên của các mục tiêu. Mặt khác mô hình này cũng đưa ra giới hạn về mặt thời gian. Do vậy chúng ta cần sắp xếp trình tự ưu tiên của từng mục tiêu để hoàn thiện theo đúng thời hạn đã đặt ra.
Cải thiện tính đo lường
Tính đo lường là một trong những yếu tố được đặc biệt chú trọng trong mô hình SMART. Bởi dù đã đặt ra mục tiêu song có không ít các nhà quản lý vẫn thường xuyên mơ hồ về việc đã hoàn thành mục tiêu hay chưa. lúc này mô hình SMART chính là cơ sở để đánh giá hiệu quả thu được.
Trong SMART, ngay từ khi mục tiêu được thiết lập đã đi kèm với các yếu tố đo lường. Bởi khi đề ra mục tiêu nhà quản lý cần trả lời được các câu hỏi như: Hiệu quả cần đạt được là gì? Kết quả đạt được ngưỡng nào mới đạt chuẩn?
Tham khảo: Sơ đồ Gantt là gì? Thành phần và cách vẽ sơ đồ Gantt hiệu quả, chính xác
Hướng tới với mục tiêu chung của công ty
Mỗi phòng ban trong một tổ chức đều có những mục tiêu và nhiệm vụ riêng. Vì vậy trong một vài trường hợp, mục tiêu của phòng ban có thể không phù hợp với mục tiêu lớn của doanh nghiệp. Trước thực trạng đó, SMART chính là mối liên kết giúp thống nhất các mục tiêu nhỏ với mục tiêu lớn của cả tổ chức. Chính sự liên kết này sẽ giúp gia tăng sức mạnh để đạt được mục tiêu lớn một cách nhanh chóng hơn. Mặt khác khi phải đối mặt với khó khăn, sự liên kết sẽ giúp các đơn vị có thể đối mặt để vượt qua nó.
Giúp tăng hiệu suất làm việc
Trong mô hình SMART, hiệu quả làm việc của nhân viên được đánh giá và đo lường liên tục, đảm bảo sự chính xác. Thông qua đó họ có thể hiểu rõ công việc mình đang làm, được ghi nhận đóng góp và sự nỗ lực. Đồng thời trong suốt quá trình làm việc đều sẽ có đánh giá về thời hạn hoàn thành và hiệu quả công việc. Tất cả những điều này giúp gia tăng hiệu suất công việc, nâng cao hiệu quả chung của tập thể.
Cách xác định mô hình SMART trong Marketing
Mang đến nhiều lợi ích về hiệu suất hoạt động cũng như sự chuyên nghiệp trong quá trình phát triển, cách triển khai mô hình SMART cũng đang nhận về rất nhiều sự chú ý của đông đảo các nhà quản trị. Chi tiết cùng theo dõi các bước dưới đây nhé!
Specific (S) – Cụ thể
Trong tất cả các chiến dịch, việc xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp chúng ta tập trung nguồn lực để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh lãng phí. Trường hợp đặt mục tiêu quá “bay”, không cụ thể hoặc phi thực tế sẽ khiến quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, lãng phí kinh phí.
Vì vậy sự cụ thể chính là nguyên tắc thứ nhất trong mô hình SMART. Nhờ việc xác định rõ mục tiêu cụ thể sẽ giúp các đơn vị có hoạch định chiến lược rõ ràng trong từng bước đồng thời thu hẹp phạm vi để hoàn thành nó. Khi đặt ra mục tiêu chúng ta cần trả lời được các câu hỏi:
- Kết quả mong muốn là gì?
- Ai sẽ là người thực hiện?
- Làm thế nào để thực hiện?
- Áp dụng ở đâu? Thời hạn hoàn thành khi nào?
Ví dụ: Thay vì đặt ra mục tiêu là “Tăng khả năng nhận diện thương hiệu” chúng ta có thể đưa ra mục tiêu cụ thể hơn là: “Tăng khả năng nhận diện thương hiệu hơn 25% so với quý trước”.
Measurable (M) – Có thể đo lường được
Có thể đo lường được được cũng là một tiêu chí quan trọng trong mô hình SMART. Đây là cách dễ dàng nhất để chúng ta đánh giá hiệu quả và nắm được tiến độ công việc theo từng chỉ tiêu, mốc thời gian cụ thể.
Ví dụ: Nếu chỉ đưa ra mục tiêu là: “Tăng số lượng khách hàng ghé qua website” sẽ rất khó để đánh giá hiệu quả khi không có số liệu cụ thể. Thay vào đó mục tiêu được chuyển thành “Tăng số lượng khách hàng ghé website từ 2000 lên 5000 người”. Mục tiêu này vừa đảm bảo tính cụ thể vừa có thể đo lường được.
Actionable (A) – Tính khả thi
Tính khả thi của mục tiêu sẽ trở thành động lực để thúc đẩy mọi người làm việc hiệu quả và năng suất hơn. Tuy nhiên khả thi ở đây cũng có thể hiểu là “vừa tầm” để thực hiện được thay vì những điều phi thực tế, tạo áp lực cho mọi người.
Tính khả thi của mục tiêu vừa là thước đo hiệu quả làm việc vừa là tiềm lực để tạo sự bứt phá trong quá trình hoàn thành công việc. Đây cũng chính là thách thức để mỗi thành viên có thể nỗ lực, chiến thắng bản thân.
Ví dụ: Nếu như số lượt khách hàng ghé thăm ở tháng trước tăng 7% so với tháng trước đó thì mục tiêu tháng tới có thể đặt ra là 10% thay vì con số 50%.
Relevant (R) – Sự liên quan
Chữ R trong SMART là Realistic được hiểu theo 2 nghĩa là sự liên quan và thực tế. Tuy nhiên theo nghĩa chung chúng ta có thể hiểu là mục tiêu của doanh nghiệp cần phù hợp và liên quan với tầm nhìn chung về dài hạn. Tức là nó cần giải quyết được các vấn đề mà những phòng ban khác đều đang gặp phải. Bên cạnh đó mục tiêu của các nhân viên cũng phải phù hợp với định hướng chung của chức vụ, công việc và phương hướng phát triển của công ty.
Ví dụ: Công ty đặt ra mục tiêu là tăng 15% doanh thu so với tháng trước thì các mục tiêu của marketing, bán hàng phải có chỉ số phù hợp để đạt được doanh số tương ứng.
Time-Bound (T) – Thời hạn đạt được mục tiêu
Thời hạn để đạt được mục tiêu cũng là yếu tố cuối cùng được đề cập trong mô hình SMART. Theo đó việc đặt ra mục tiêu có thời gian cụ thể sẽ giúp các nhà quản trị và nhân viên hoàn thành tốt các công việc của mình theo đúng lịch trình.
Ví dụ: Mục tiêu tăng khách hàng ghé thăm website lên 8% hàng tháng sẽ tốt hơn mục tiêu tăng khách hàng ghé thăm lên 8% mà không có thời hạn cụ thể.
Tham khảo: KPI là gì? Cách đặt ra KPI phù hợp, hiệu quả
Ví dụ về mô hình SMART
Sau khi đã tìm hiểu rõ hơn về cách triển khai mô hình SMART và những lợi ích mà mô hình này có thể mang lại, để có góc nhìn tổng quan và chi tiết hơn, dưới đây là một vài ví dụ tham khảo dành cho bạn!
Mở cửa hàng kinh doanh riêng
Mô hình SMART được áp dụng khi mở cửa hàng kinh doanh như sau:
- Tính cụ thể: Tôi muốn khởi nghiệp với một cửa hàng kinh doanh cụ thể là quán cà phê.
- Tính đo lường: Ban đầu quán cà phê có quy mô khoảng 50 khách hàng.
- Tính khả thi: Với vốn, nhân viên và địa điểm có sẵn, tôi muốn làm chủ quán cà phê quy mô 50 khách.
- Tính liên quan: Với nguồn vốn, nhân viên và địa điểm sẵn có, tôi muốn mở quán cà phê quy mô 50 khách để phát triển khả năng kinh doanh của bản thân.
- Thời điểm cụ thể: Với nguồn vốn, nhân viên và địa điểm sẵn có, tôi muốn mở quán cà phê quy mô 50 khách để phát triển khả năng kinh doanh của bản thân. Quán khai trương ngày 12/12/2023.
Trở thành lãnh đạo phòng
Để trở thành lãnh đạo của một phòng, ban trong đơn vị đang công tác, bạn có thể áp dụng mô hình SMART như sau:
- Tính cụ thể: Tôi muốn lên chức Lead của Phòng Marketing.
- Tính đo lường: Tôi muốn lên chức Lead của Phòng Marketing, nhân sự 50 người.
- Tính khả thi: Với năng lực và kinh nghiệm làm việc của mình, tôi muốn lên chức Lead của Phòng Marketing, nhân sự 50 người.
- Tính liên quan: Với năng lực và kinh nghiệm làm việc của mình, tôi muốn lên chức Lead của Phòng Marketing, nhân sự 50 người để tiếp tục trau dồi, phát triển bản thân.
- Thời điểm cụ thể: Với năng lực và kinh nghiệm làm việc của mình, tôi muốn lên chức Lead của Phòng Marketing, nhân sự 50 người để tiếp tục trau dồi, phát triển bản thân. Mục tiêu cần hoàn thành trước năm 2025.
Mô hình SMART của Vinamilk
Là một doanh nghiệp sản xuất và phân phối sữa lớn tại Việt Nam, mô hình SMART của Vinamilk được phân tích như sau:
- Tính cụ thể: Vinamilk đưa ra chính sách Marketing cho các đối tượng người dùng cụ thể.
- Tính đo lường: Thương hiệu này có các số liệu được tính theo từng ngày, tuần, tháng và quý cho từng nhân viên và phòng ban của mình.
- Tính khả thi: Thường xuyên tổ chức các buổi khảo sát thị trường nhằm đưa ra hướng đi đúng đắn để đảm bảo mục tiêu, mở rộng mô hình sản xuất, thị phần và đem về lợi nhuận tốt nhất.
- Tính liên quan: Tất cả các dòng sản phẩm mới của đơn vị đều được cải tiến để phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng.
- Thời gian cụ thể: Thương hiệu đặt ra các mục tiêu của năm. Từ đó phân nhỏ thành các mục tiêu của quý rồi đến các mức độ thấp hơn theo tháng, tuần.
Phát triển doanh nghiệp
Trên cương vị của một nhà lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp, mô hình SMART được triển khai để phát triển doanh nghiệp như sau:
- Tính cụ thể: Mục tiêu được đặt ra là phát triển quy mô doanh nghiệp ABC
- Tính đo lường: Phát triển quy mô doanh nghiệp ABC hơn 10% so với năm ngoái.
- Tính khả thi: Tận dụng nguồn lực và cơ hội thị trường hiện tại để phát triển quy mô doanh nghiệp ABC hơn 10% so với năm ngoái.
- Tính liên quan: Tận dụng nguồn lực và cơ hội thị trường hiện tại để phát triển quy mô doanh nghiệp ABC hơn 10% so với năm ngoái nhằm tạo tiền đề để mở rộng và thâm nhập thị trường mới.
- Thời gian cụ thể: Tận dụng nguồn lực và cơ hội thị trường hiện tại để phát triển quy mô doanh nghiệp ABC hơn 10% so với năm ngoái nhằm tạo tiền đề để mở rộng và thâm nhập thị trường mới. Mục tiêu cần hoàn thiện trước 31/12/2023.
Tăng tỷ lệ chốt đơn
Đối với bộ phận kinh doanh, tỷ lệ chốt đơn chính là yếu tố quan trọng quyết định doanh thu. Vậy với mục tiêu tăng tỷ lệ chốt đơn, chúng ta cần áp dụng mô hình SMART như thế nào?
- Tính cụ thể: Mục tiêu đặt ra là tăng tỷ lệ chốt đơn thành công.
- Tính đo lường: Mục tiêu đặt ra là tăng tỷ lệ chốt đơn thành công ít nhất 90%.
- Tính khả thi: Ứng dụng kinh nghiệm, năng lực và tối ưu sản phẩm để nâng tỷ lệ chốt đơn lên ít nhất 90%.
- Tính liên quan: Ứng dụng kinh nghiệm, năng lực và tối ưu sản phẩm để nâng tỷ lệ chốt đơn lên ít nhất 90% nhằm nâng cao doanh số.
- Thời gian cụ thể: Ứng dụng kinh nghiệm, năng lực và tối ưu sản phẩm để nâng tỷ lệ chốt đơn lên ít nhất 90% nhằm nâng cao doanh số từ quý 4 năm 2023.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu nhanh về mô hình SMART cũng như cách để xây dựng và triển khai mô hình này để đạt được hiệu quả tốt nhất. Trong kinh doanh nói chung, Marketing nói riêng việc đặt ra mục tiêu càng cụ thể, chi tiết càng giúp xác định phương hướng phát triển đúng đắn, đạt được hiệu quả tốt nhất với chi phí tối ưu. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết có thể giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu và áp dụng mô hình này!