OBD là hệ thống ra đời từ rất lâu cho tới nay, đã trở thành một cụm từ quen thuộc đối với tất cả những kỹ thuật viên sửa chữa ô tô hiện đại. Tuy nhiên, đối với người dùng xe, không phải ai cũng biết hệ thống này và chức năng của chúng như thế nào. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp quý vị tìm hiểu cụ thể hệ thống trên.
Hệ thống OBD là gì?
OBD là tên viết tắt của cụm từ “On – Board Diagnostics”, có nghĩa là hệ thống đoán lỗi trên động cơ hay hệ thống chẩn đoán lỗi trên xe,…
Là hệ thống đời từ những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Ban đầu hệ thống OBD được sử dụng để kiểm tra, chẩn đoán tính năng và sự vận hành của động cơ.
Các bộ phận của hệ thống OBD
Hệ thống OBD được cấu thành từ những bộ phận cơ bản như ECU-bộ điều khiển trung tâm. ECU làm nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các cảm biến trên động cơ như: cảm biến oxy, cảm biến trục cơ, trục cam,.. để có thể điều khiển các cơ cấu chấp hành như kim phun, bô-bin nhằm nâng cao sự chính xác trong vận hành động cơ.
Trước khi động cơ gặp phải vấn đề, ECU sẽ tự chẩn đoán và cài đặt vào bộ nhớ mã lỗi được thiết lập. Lúc này đèn check Engine sẽ sáng lên giúp người điều khiển biết xe đang gặp vấn đề và cần sửa chữa kịp thời.
Có những loại OBD nào?
OBD có rất nhiều tiêu chuẩn như các loại tiêu chuẩn dành cho Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện nay các khái niệm OBD thường chỉ nhắc đến hai loại OBD chính là: OBD1 và OBD2.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục những lỗi thường gặp ở hộp số sàn ô tô
OBD 1là gì?
OBD 1 được sử dụng đầu tiên từ 1980 bởi các hãng xe sử dụng trong việc chẩn trên từng dòng xe khác nhau nhưng chưa có sự đồng nhất. Phụ thuộc vào yêu cầu từ vấn đề khí thải mà mỗi hãng xe đã phát triển cho riêng mình một loại chuẩn OBD 1. Chúng sẽ có các dạng khác nhau về giắc kết nối, giao thức kết nối, thiết bị kết nối và cách thức xác định mã lỗi.
Có thể sử dụng OBD1 này để đọc mã lỗi trên những dòng xe đời cũ. Cho đến tận ngày nay, chúng ta vẫn còn thấy loại OBD1 này được sử dụng trên những chiếc xe như: Toyota Zace, Mazda Premacy, Daewoo Lanos, Kia Carnival…
OBD 1 phát triển đã tạo ra bước ngoặt lớn trong việc sửa chữa xe, nhờ có hệ thống này giúp cho công việc chẩn đoán xe của các kỹ thuật viên có độ chính xác cao hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.
Tuy nhiên, do sự khác nhau giữa các giắc kết nối riêng biệt và các chuẩn giao tiếp riêng cũng như quy định bảng mã lỗi riêng làm phức tạp hóa vấn đề chẩn đoán. Chính vì vậy mà có sự ra đời của hệ thống OBD 2.
OBD 2 là gì?
Đây là một hệ thống máy tính được tích hợp trên tất cả các xe ô tô từ năm 1996 (Mỹ) và 2001 (Châu Âu và Nhật Bản). Hệ thống OBD2 làm nhiệm vụ giám sát hoạt động của những bộ phận quan trọng trên động cơ, kể cả việc điều khiển lượng khí xả độc hại của xe. Hệ thống này nhanh chóng đưa ra những cảnh báo bằng đèn Check Engine sáng trên taplo của xe.
Hệ thống OBD2 này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà chúng còn giúp chủ xe sớm nhận biết được những dấu hiệu mà xe có thể xảy ra những sự cố nhỏ trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hệ thống OBD2 lưu trữ thông tin mã lỗi đồng thời hỗ trợ kỹ thuật viên chẩn đoán và sửa chữa xe.
Hệ thống này bao gồm: một hoặc nhiều ECU, cổng chẩn đoán DLC, đèn chẩn đoán MIL và các dây dẫn. Máy chẩn đoán OBD được cắm vào cổng DLC để kết nối với ECU qua các đường giao tiếp, nối tiếp.
Có rất nhiều người băn khoăn về việc lắp đặt thêm các phụ kiện ce ô tô thông qua cổng OBD2 có ảnh hưởng gì đến xe không? Câu trả lời là không, bởi tất cả các phụ kiện chỉ nhận dữ liệu được truyền từ cổng OBD 2 ra và điều này không hề làm ảnh hưởng đến việc vận hành của chiếc xe.
Do đó, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi lắp đặt thêm các phụ kiện hỗ trợ cho cổng OBD2, việc này càng giúp xe trở nên hoàn thiện và nâng cấp hơn mà thôi.
Trên đây là những thông tin chúng tôi thu thập được về hệ thống OBD trên ô tô. Hy vọng, với những thông tin này sẽ cung cấp tới người đọc những kiến thức bổ ích nhất.