Làm thế nào để kết nối 2 bộ đàm với nhau?

Hiện nay, bộ đàm là thiết bị được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để việc liên lạc được tiện lợi hơn, nhiều người muốn kết nối 2 bộ đàm với nhau, nhưng không phải ai cũng biết cách làm. Vậy nên chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách kết nối 2 bộ đàm hiệu quả và dễ làm. 

Kết nối 2 bộ đàm với nhau
Cách kết nối 2 bộ đàm với nhau vừa hiệu quả vừa dễ làm

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy bộ đàm 

Trước khi tìm hiểu về cách kết nối 2 bộ đàm với nhau thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ đàm trước. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua những thông tin ở dưới đây.

Cấu tạo của bộ đàm

Bộ đàm có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính là: Máy thu, máy phát, bộ chuyển đổi tín hiệu và nguồn điện. Trong đó:

  • Máy phát: Đây là bộ phận đảm nhiệm chức năng khuếch đại tín hiệu qua MIC, đồng thời tạo ra tần số dao động sóng mang. Khi đó, các tín hiệu của đường truyền đi sẽ rõ ràng và hạn chế tối đa tình trạng bị nhiễu ở môi trường bị thu vào. Ngoài ra, bộ phận này còn có chức năng khác nữa là mã hóa tín hiệu truyền đi. 
  • Máy thu: Là bộ phận thu sóng từ các máy bộ đàm khác nhau trong cùng kênh tín hiệu và giải mã tín hiệu để truyền đến bộ phận chuyển đổi.
  • Bộ chuyển đổi tín hiệu: Bộ phận này có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ máy thu và chuyển hóa thành âm thanh để phát ra loa. Hơn nữa, nó cũng là công cụ giúp đưa các tín hiệu âm thanh thành tín hiệu truyền đi trong kênh đàm thoại.
  • Nguồn điện: Bộ phận này giúp cung cấp năng lượng cho máy hoạt động, đảm bảo sự ổn định quá trình đàm thoại giữa các thiết bị bộ đàm với nhau.

Nguyên lý hoạt động của bộ đàm

Về bản chất, bộ đàm chính là chiếc máy có khả năng thu phát sóng vô tuyến 2 chiều, thường được dùng để liên lạc với nhiều máy khác nhau. Thiết bị này có thể kết nối 1-1 hoặc cùng lúc với nhiều máy khác nhau. 

Khi phát đi tín hiệu thì những máy bộ đàm khác sẽ có thể nghe thấy được khi kết nối cùng tần số. Một trong những đặc điểm nổi bật của máy là thiết kế phím PTT – người dùng chỉ cần nhấn vào là có thể kết nối liên lạc với máy khác. 

Để giúp các bạn có hình dung rõ nhất về cách hoạt động, chúng tôi xin cung cấp sơ đồ mạch điện hoạt động của bộ đàm như sau:

Nguyên lý hoạt động của máy bộ đàm
Sơ đồ mạch điện hoạt động của bộ đàm

Trong sơ đồ mạch điện bên trên, hai dải băng tần UHF/VHF có vai trò rất quan trọng. Chúng quyết định trực tiếp đến khả năng thu phát của máy bộ đàm ở trong từng môi trường khác nhau.

  • VHF: Có dải tần thấp nằm trong khoảng từ 136 – 174MHz, bước sóng cao nên tín hiệu truyền đi xa hơn hẳn so với tần số UHF. Tuy nhiên, hạn chế của dải tần này là không thể truyền được qua những vật cản cứng và dày như bê tông, kim loại. Chính vì vậy, dải tần này thường hay được dùng cho những môi trường làm việc ở ngoài trời. 
  • UHF: Có dải tần nằm trong khoảng 403 – 470MHz. Vì vậy, nó có thể truyền tín hiệu qua những địa hình trắc trở hoặc vật cản như kim loại và bê tông. Vì vậy, các máy bộ đàm có sóng tần UHF thường sẽ được ưu tiên sử dụng trong môi trường đô thị có các tòa nhà cao tầng.

Cách kết nối 2 bộ đàm với nhau hiệu quả và dễ làm

Hầu hết các loại máy bộ đàm có trên thị trường hiện nay đều sử dụng hai dải tần UHF (400 – 470MHz) và VHF (136 – 174 MHz). Tùy thuộc vào môi trường sử dụng khác nhau mà chúng ta lựa chọn bộ đàm phù hợp. 

Hai bộ đàm kết nối được với nhau khi chúng có cùng tần số trong dải tần số UHF hoặc VHF. Vậy nên nếu các bạn kiểm tra thấy tần số khác nhau thì cần phải cài đặt tần số bộ đàm lại.

Kết nối 2 bộ đàm khác hãng
Làm sao để kết nối 2 bộ đàm khác hãng?

Hướng dẫn cài đặt tần số mới cho máy bộ đàm:

  • Bước 1: Kết nối máy bộ đàm với máy tính qua dây cáp kết nối. Trước tiên, các bạn cần bật máy bộ đàm lên, cắm chân USB của dây cáp vào máy tính và chân còn lại cắm vào vị trí chân tai nghe hoặc mic của bộ đàm.
  • Bước 2: Cài đặt Driver

Các bạn phải nhận biết được máy bộ đàm của mình đang làm việc ở cổng COM nào bằng cách vào My Computer => Manage => Device Manager. Ở giao diện phía bên phải, các bạn chọn Ports (Com & LPT) và màn hình sẽ hiển thị cổng COM đang làm việc.

  • Bước 3: Đọc tần số của máy bộ đàm rồi khởi chạy phần mềm cài đặt tần số bộ đàm. Nếu như phần mềm hiện tại không trùng với cổng COM mà máy bộ đàm đang làm việc thì các bạn cần cài đặt lại. Các bạn truy cập vào Setting – Communication Port => chọn COM tương ứng.
  • Bước 4: Đọc tần số của bộ đàm đang sử dụng và nhấn vào nút “Write To Radio” để biết thêm các thông tin về tần số mới của bộ đàm.
  • Bước 5: Tiến hành đổi tần số mới cho bộ đàm.
  • Bước 6: Kiểm tra cài đặt có cho kết quả có thành công hay không bằng cách bấm giữ phím PTT để kiểm tra kết nối giữa 2 máy.

Bên trên là những chia sẻ của chúng tôi về nội dung “Làm thế nào để kết nối 2 bộ đàm với nhau?”. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn tìm được lời giải đáp và kết nối thành công 2 bộ đàm. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về nội dung bài viết các bạn hãy bình luận bên dưới để được giải đáp kỹ nhé!