PTSD sang chấn tâm lý là gì? Nguyên nhân và cách điều trị chấn thương tâm lý

PTSD đang là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Vậy PTSD là gì, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và phương pháp điều trị bệnh này như thế nào? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin chi tiết để giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé.

PTSD là gì?

PTSD là viết tắt của cụm từ posttraumatic stress disorder, nghĩa là rối loạn stress sau sang chấn hoặc sang chấn tâm lý. Các bạn có thể hiểu một cách đơn giản đây là một chứng rối loạn căng thẳng vì đã trải qua một sự kiện sang chấn nào đó trong cuộc sống; khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ luôn cảm thấy lo âu.

ptsd là gì
PTSD là căn bệnh rối loạn stress sau sang chấn

Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) được công bố chính thức vào năm 1980 trong Sổ tay chẩn đoán các rối loạn tâm thần phiên bản III (DSM-III) của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ. Theo đó, người ta nhận thấy, các binh lính sau khi giải ngũ một thời gian để xuất hiện những biểu hiện tâm lý bất thường. Tới thế chiến thứ hai, tình trạng rối loạn stress sau sang chấn này ngày càng xuất hiện nhiều hơn chỉ thực sự được chú ý và nghiên cứu vào năm 1980, khi các bác sĩ tâm thần Mỹ thực hiện nghiên cứu về một hội chứng gọi là “Hội chứng sau chiến tranh Việt Nam”.

Căn bệnh này sẽ làm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của người bệnh từ đó có thể gây ra những hành động vô cùng nguy hiểm đến bản thân như hành hạ thể xác, tấn công tình dục, thậm chí gây ra chết chóc…

Sang chấn tâm lý là gì?

Sang chấn tâm lý hay còn được gọi là chấn thương tâm lý, đây là dạng tổn thương về mặt tâm  lý do một sự kiện đau khổ nào đó gây ra. Những ký ước này rất khó để xóa khỏi tâm trí của người bệnh, thậm chí nó còn có thể kéo dài trong nhiều năm.

Nguyên nhân mắc bệnh PTSD là gì? 

Hiện nay, theo các chuyên gia có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng PTSD. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết những bệnh nhân mắc phải bệnh này thường đã phải trải qua một chuỗi sự kiện kinh hoàng nào đó làm sang chấn tâm lý  để lại những  ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của người bệnh như: khi con người gặp phải các biến cố như bị bạo hành, cưỡng hiếp, cố trong gia đình, tai nạn xe hay gặp phải các tai nạn nguy hiểm…

nguyen-nhan-gay-sang-chan-tam-ly-ptsd
Những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh PTSD

Bên cạnh đó cũng có các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng PTSD như: yếu tố di truyền về sức khỏe tâm thần, cách não bộ của cơ thể phản ứng với căng thẳng phát sinh trong cuộc sống.

Một số dấu hiệu của người mắc bệnh PTSD là gì?

Căn bệnh này khi mới xuất hiện thường nhẹ và không có dấu hiệu rõ ràng. Do vậy, người bên thường thực hiện tự điều trị. Tuy nhiên, có nhiều người bệnh có triệu chứng nặng hơn. Khi mắc phải căn bệnh PTSD – rối loạn stress sau sang chấn thí người bệnh thường có khá nhiều dấu hiệu, trong đó phổ biến nhất là:

Các triệu chứng tái trải nghiệm

Rất nhiều bệnh nhân khi gặp phải căn bệnh này thường gặp phải những cơn hồi tưởng về quá khứ, đặc biệt là những kí ước dẫn đến tình trạng bệnh. Chính điều này sẽ khiến người bệnh sẽ bị ảo giác, ác mộng và kèm với đó là cảm giác đau khổ tột cùng khi bắt gặp những hình ảnh hay những thứ có liên quan sự kiện đó.

Triệu chứng tránh nhắc nhớ

Người bị PTSD hầu hết đều có xu hướng tách biệt khỏi gia đình thẩm chí là các mối quan hệ trong xã hội vì luôn lo lắng và suy nghĩ đến những kí ước không tốt trước đây. Đặc biệt, người bệnh còn luôn tránh né các câu trò chuyện, con người hoặc địa điểm liên quan đến sự kiện đó.

dau-hieu-stress-sang-chan-tam-ly
Né tránh, lo lắng, bồn chồn… là những dấu hiệu của căn bệnh PTSD

Suy nghĩ tiêu cực hơn

Một trong những dấu hiệu nghiêm trong nhất của căn bệnh này đó là người bệnh thường có những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống, không còn hứng thú với các hoạt động xã hội hoặc bi quan về tương lai.

Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, rối loạn stress sau sang chấn tâm lý còn có thể dẫn đến nguy cơ chậm phát triển về kỹ năng cơ bản như vệ sinh cá nhân, hay ngôn ngữ và hành động.

Bồn chồn lo lắng, luôn cảnh giác với mọi chuyện

Những người mắc phải căn bệnh này cũng thường xuyên gặp phải dấu hiệu thể hiện cảm xúc quá mức, thường xuyên cáu gắt, không tập trung trong các công việc và không có được giấc ngủ ngon. 

Bên cạnh những dấu hiệu trên thì những người bệnh mắc phải căn bệnh rối loạn stress sau sang chấn này còn có thể gặp phải các triệu chứng khác liên quan đến giải thể nhân cách(có nhiều nhân cách cùng xuất hiện trong 1 con người) hoặc trạng thái tri giác sai thực tại (là tình trạng nhận thức không đúng về các sự việc trong thực tế từ đó làm ra những việc làm sai trái) xảy ra đối với một số người.

Phương pháp điều trị bệnh PTSD là gì?

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì hiện nay chưa có bất kỳ hình thức xét nghiệm nào có thể giúp chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và trình độ của bản thân các bác sĩ vẫn có khả năng giúp bạn chẩn đoán được những bệnh lý khác có triệu chứng tương tự với PTSD.

Bên cạnh đó, thông qua các dấu hiệu nêu trên, các bác sĩ cũng có thể chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh cho người bệnh.

Hiện nay, để thực hiện điều trị bệnh ptsd thì có 2 phương pháp:

Sử dụng thuốc để điều trị: các bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm để làm thuyên giảm triệu chứng trầm cảm và lo âu. Hơn nữa, các loại thuốc này còn có tác dụng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, sự tập trung giúp bạn kiểm soát tốt hơn

Thực hiện điều trị tâm lý: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh này là do tâm lý nen phương pháp tốt nhất giúp điều trị bệnh đó là sử dụng phương pháp điều trị tâm lý.

dieu-tri-cang-thgang-stress-sang-chan-tam-ly-ptsd
Điều trị tâm lý – phương pháp điều trị PTSD phổ biến 

Các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh PTSD tiếp xúc với ký ức đau thương trong quá khứ để từ đó làm thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực hơn

Một số chú ý đối với với căn bệnh PTSD

Nếu người thân trong gia đình bạn gặp phải các dấu hiệu của bệnh rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) thì việc đầu tiên mà bạn cần phải làm đó là trò chuyện với họ một cách thoải mái nhất để có thể lắng nghe được những tâm sử của họ và từ đó có được giải pháp giúp họ thoát ra khỏi sự sợ hãi đó,

Ngoài ra, bạn cũng nên đưa người bên đến các chuyên gia sức khỏe tâm thần để được tiến hành thăm khám và kiểm tra kịp thời nhất. Bệnh nhân cũng có thể tham gia một khóa điều trị ngắn hạn, nhằm ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

luu-y-khi-bi-ptsd-sang-chan-tam-ly
Một số yếu tố làm PTSD càng trở nên nặng hơn 

Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bệnh

  • Không chỉ tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ mà trong cuộc sống hằng ngày người bên cũng phải thực hiện một chế độ sinh hoạt khoa học và phù hợp. Cụ thể như:
  • Hạn chế sử dụng các loại nước có cồn như rượu bia và chất kích thích. Theo các chuyên gia, trong rượu bia hoặc chất  kích thích có chứa hàm lượng caffein lớn khi được dung nạp vào cơ thể người bệnh có nguy khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn gây  khó khăn trong việc điều trị bệnh.
  • Tập thể dục thường xuyên: việc tập luyện thể dục thường xuyên không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp giảm căng thẳng hiệu quả từ đó làm tinh thần của người bệnh trở nên thoải mái hơn. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập thể dục đơn giản như: chạy bộ, hoặc đạp xe.
  • Ngủ đủ giấc: một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp bạn cơ thể bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn từ đó ngăn ngừa các  căng thẳng cũng như hạn chế cơ thể suy nhược khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về PTSD là gì. Bên cạnh đó, các bạn hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái nhất cũng như suy nghĩ tích cực để có thể đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống nhé. Chúc bạn luôn có một cuộc sống khỏe mạnh.