Nắm vững được sơ đồ tháp giải nhiệt giúp cho bạn có thể tính toán chính xác được công suất giải nhiệt cần thiết khi lựa chọn đặt mua và lắp đặt tháp giải nhiệt cho xí nghiệp, nhà xưởng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp các thông tin mới nhất về các dạng sơ đồ tháp giải nhiệt năm 2021 để bạn tham khảo và bỏ túi.
Contents
Cấu tạo của tháp giải nhiệt gồm các bộ phận nào?
Trước khi tìm hiểu địa chỉ bán tháp giải nhiệt, giá tháp giải nhiệt Tashin thì sơ đồ tháp giải nhiệt và nguyên lý hoạt động của nó bắt buộc bạn phải nắm được trước đã. Việc thì hiểu kỹ giúp bạn có thể xác định rõ công suất tháp giải nhiệt cần thiết bạn đang tìm kiếm.
Cụ thể cấu tạo của tháp giải nhiệt gồm:
Cánh quạt: Được lắp đặt phía trên nóc tháp giải nhiệt có tác dụng tản nhiệt và nước nóng bay hơi ra ngoài không khí. Cánh quạt được làm từ các kim loại hợp kim không gỉ, cứng và bền, cấu tạo gần như quạt trần. Khi hoạt động, cánh quạt sẽ hút gió và điều chỉnh lượng gió, phối hợp với các bộ phận khác hoạt động nhịp nhàng trong quá trình tản nhiệt.
Động cơ: Muốn hoạt động được thì chắc chắn phải có động cơ. Động cơ tháp giải nhiệt được thiết kế với hệ thống bánh răng ít mòn. Chuyển động của động cơ biến điện năng tạo ra lực cơ học giúp các bộ phận khác hoạt động đều đặn.
Bộ phận phân nước: Đầu phun nước được làm bằng inox thiết kế phù hợp với việc hoạt động, giảm áp lực nước đầu vào và kết hợp với các tia phun để phân chia lượng nước đi vào thành các tia nước tưới đều lên tấm tản nhiệt nâng cao hiệu suất giải nhiệt.
Đệm tản nước: Đệm tản nước được lắp đặt để cản lực gió làm nước bay hơi quá nhanh, từ đó tiết kiệm được nước.
Bộ phận chống ồn: Giảm bớt độ ồn do tác động của các bộ phận với nhau và độ ồn do động cơ sinh ra.
Đế bồn: Đế bồn giúp cho tháp giải nhiệt đứng chắc chắn, vững và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, giảm sự oxi hóa.
Vỏ tháp: Được làm bằng chất liệu sợi thủy tinh chịu được các tác động từ điều kiện khắc nghiệt của môi trường, bền, không gây ra thấm nước hay rò rỉ nước.
Sơ đồ tháp giải nhiệt và nguyên lý hoạt động
Để đáp ứng tối đa nhu cầu giải nhiệt của các xí nghiệp, nhà xưởng, các hệ thống tháp giải nhiệt công nghiệp liên tục được cải tiến theo chiều hướng ngày một tốt hơn. Sơ đồ tháp giải nhiệt cơ bản chúng ta thường thấy xuất hiện tại các nhà xưởng hiện nay:
Tháp giải nhiệt là thiết bị có tác dụng làm giảm nhiệt độ trong các công xưởng, nhà máy. Sử dụng nguồn giải nhiệt chính là nước, tháp giải nhiệt hoạt động theo nguyên lý trích nhiệt, đưa nhiệt độ của máy máy truyền theo dòng nước chuyển thành thể khí và được khuếch tán ra ngoài môi trường khí quyển. Tháp giải nhiệt được coi là một thiết bị giải nhiệt cực kỳ hiệu quả, tối ưu được chi phí và hiệu suất làm việc so với các dạng giải nhiệt khác hiện nay.
Một số dạng tuần hoàn của tháp giải nhiệt
Các dạng tuần hoàn của hệ thống tháp giải nhiệt được minh họa dựa vào các sơ đồ sau:
Tháp giải nhiệt sử dụng hệ thống giải nhiệt không tuần hoàn
Đây là dạng hệ thống tháp giải nhiệt lấy nước từ ao hồ sông suối để phục vụ cho công việc. Nước đầu vào sẽ được xử lý qua để tránh gây ra tình trạng cáu cặn quá nhiều cho tháp. Tuy nhiên lượng nước sử dụng cho dạng kiểu tháp này thường rất lớn.
Tháp giải nhiệt sử dụng hệ thống tuần hoàn hở
Đây là dạng phổ biến nhất mà chúng ta thường thấy ở các khu công nghiệp, công xưởng. Phương pháp giải nhiệt tuần hoàn hở giúp cho lượng nước bị hao hụt do bay hơi từ quá trình giải nhiệt giảm đi. Nếu xí nghiệp không có nguồn nước sẵn, phải sử dụng nước máy sẽ giúp tiết kiệm chi phí một cách tốt hơn.
Tháp giải nhiệt sử dụng hệ thống tuần hoàn kín
Hệ thống tuần hoàn kín thường ít thất thoát về nước hơn. Có thể hiểu đơn giản trong đường ống dẫn luôn luôn có một lượng nước xác định. Nước cấp trong ống giúp hệ thống làm mát hiện tục cho động cơ và máy móc.
>Xem thêm: Cấu tạo, ưu điểm tháp giải nhiệt tuần hoàn kín
Ứng dụng của tháp giải nhiệt trong cuộc sống
Dựa vào sơ đồ tháp giải nhiệt và nguyên lý hoạt động, sản phẩm được ứng dụng rất rộng rãi trong thực tế. Cụ thể:
+ Ngành điện lạnh : Làm đá, sản xuất điều hòa
+ Ngành nhựa : Sản xuất nhựa, sản xuất bao bì
+ Ngành thủy hải sản : Cấp đông thủy hải sản, chế biến
+ Ngành luyện kim : Sản xuất nhôm, sản xuất thép,…
+ Ngành điện : điện hạt nhân, nhiệt điện
+ Ngành dược phẩm : sản xuất thuốc, vật tư y tế
+ Và các ngành khác : sản xuất rượu bia, máy phát điện, xử lý nước sinh hoạt,…
Tóm lại, quá trình làm việc và hoạt động của tháp giải nhiệt khá là đơn giản. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tháp giải nhiệt là chúng ta đã có thể nắm được phần lớn cách thức hoạt động và nguyên lý hoạt động của nó. Nếu có nhu cầu mua tháp giải nhiệt cho xí nghiệp, liên hệ ngay với chúng tôi: 0965 327 282 – 0966 631 546 để được tư vấn nhé.
>>Xem thêm: Tháp giải nhiệt Liang Chi – mẫu tháp làm mát được khách hàng tin dùng.