Máy lau sàn tạ cũng là một trong các thiết bị vệ sinh công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về nó và sử dụng máy chà sàn tạ chưa đúng cách. Vì vậy, trong bài viết hôm nay Điện máy Đặng Gia sẽ giới thiệu cho bạn kỹ hơn về máy chà sàn tạ và cách sử dụng dòng máy này.
==> Xem thêm:
Contents
Tìm hiểu về máy chà sàn tạ
Đây là loại máy lau sàn đơn có phần tạ rời đi kèm máy. Phần tạ này sẽ được lắp bên trên đầu máy với công dụng là tạo áp lực mạnh cho bàn chà, hỗ trợ người dùng chà rửa những vết bẩn cứng đầu dễ dàng hơn.
Phần tạ rời này người dùng có thể lắp cùng một lúc 1 tạ hoặc là 2 tạ. Lắp càng nhiều tạ thì áp lực bàn chà càng lớn và hiệu quả làm sạch càng tốt hơn. Tuy nhiên số lượng tạ cũng còn phụ thuộc vào bề mặt sàn cần vệ sinh.
Ưu điểm
- Khả năng làm sạch mạnh mẽ: Nhờ có sức ép lớn nên máy có khả năng làm sạch tốt hơn các loại máy chà sàn đơn thông thường. Ngoài ra, nhờ có sức ép lớn nên bàn chải, pad đánh sàn cũng có thể tiếp xúc với mặt sàn tốt hơn.
- Có công suất máy lớn: Hầu hết các sản phẩm chà sàn tạ đều có công suất lớn. Bởi do được trang bị thêm các tạ, nếu như công suất không đảm bảo thì sẽ máy rất khó để hoạt động trơn tru.
- Làm sạch đa năng: Khác với các máy chà sàn đơn thông thường chỉ có thể chà rửa và hỗ trợ đánh bóng sàn, máy chà sàn tạ còn có thể chà bóng, mài sàn một cách hiệu quả.
- Thiết kế đơn giản: Thiết bị này có thiết kế đơn giản giống máy chà sàn đơn thông thường. Điều này giúp người dùng có thể dễ dàng sử dụng cũng như bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ kiện.
Nhược điểm
- Trọng lượng lớn: Vì được trang bị thêm tạ nên máy có trọng lượng lớn, khó di chuyển. Kể cả khi bạn đã tháo tạ ra thì trọng lượng của máy vẫn rất lớn.
- Người mới khó sử dụng: Thông thường các máy này đều có công suất lớn nên khi hoạt động máy giật rất mạnh. Vì vậy nếu chưa được hướng dẫn, chưa điều khiển qua thì người dùng rất khó giữ máy cân bằng.
Những điều cần chú ý khi sử dụng máy chà sàn tạ
Dòng máy này có những đặc điểm riêng nên khi sử dụng cũng có những khác biệt nhất định so với máy vệ sinh sàn đơn. Người dùng nên nắm rõ để sử dụng máy cho hiệu quả.
Khi nào cần bổ sung tạ: Tạ là vật giúp máy tăng áp lực, tăng hiệu quả tác động lên mặt sàn. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng cần lắp thêm tạ. Người dùng chỉ thêm thêm tạ trong các trường hợp sau: Vệ sinh chà rửa sàn nhà cũ, các vết bẩn cứng đầu, sàn bám nhiều sơn; chà bóng sàn đá tự nhiên, sàn xi măng, sàn gạch bông, mài sàn bê tông,…
Khi nào không cần lắp thêm tạ: Đôi khi việc thêm tạ cũng không cần thiết bởi áp lực quá lớn có thể làm hỏng các bề mặt sàn hoặc là thảm. Người dùng nên tháo tạ ra trong các trường hợp cụ thể sau: Giặt thảm hoặc chà rửa vệ sinh sàn định kỳ với các vết bẩn dễ làm sạch.
Ngoài tạ ra thì máy chà sàn tạ còn có các phụ kiện khác đi kèm giúp đa dạng chức năng của máy. Bạn nên lựa chọn và lắp ráp chúng một cách hiệu quả để có thể phát huy tối đa công dụng của máy:
- Bàn chải mềm: Dùng để giặt thảm hoặc chà rửa vệ sinh các bề mặt sàn yếu, mỏng.
- Bàn chải cứng: Dùng để vệ sinh, chà rửa vệ sinh các bề mặt sàn khác nhau.
- Mâm gai gắn pad: Có thể chà bóng sàn đá, sàn bê tông, sàn gạch.
- Mâm nhôm gắn phíp: Dùng khi cần mài sàn bê tông.
Tư thế sử dụng máy: Cũng tương tự như khi sử dụng thiết bị chà sàn đơn. Bạn dùng cần điều khiển di chuyển bàn chà sàn, để cần máy áp sát phần hông, dùng lực thân tỳ vào rồi di chuyển máy nhẹ nhàng để đạt hiệu quả công việc tốt nhất.
Thời gian hoạt động của máy: Để đảm bảo an toàn và độ bền bạn chỉ nên cho máy hoạt động liên tục trong vòng 45 phút tới một tiếng. Sau đó cho máy nghỉ cho bớt nóng máy thì mới sử dụng tiếp.
Quy trình sử dụng máy chà sàn tạ để đánh bóng sàn đá marble
Nhờ có áp lực từ tạ, máy có thể đánh bóng, mài sàn vô cùng hiệu quả. Dưới đây là quy trình sử dụng máy lau sàn tạ để vệ sinh, đánh bóng sàn đá marble đúng cách mà bạn có thể tham khảo.
Đầu tiên, bạn cần dọn dẹp qua các vật dụng, chướng ngại vật trong khu vực mặt sàn cần làm sạch. Tiếp đó, bạn tẩy sạch các vết bẩn cứng đầu, các vết ố do hóa chất, nước thải trên bề mặt sàn đá marble bằng máy chà sàn tạ kết hợp với bộ pad chà sàn và chất tẩy rửa nhẹ nhàng để không làm mờ màu sắc của đá.
Sau khi đã tẩy rửa các vết bẩn bạn tiến hành pha hóa chất đánh bóng sàn theo tỷ lệ quy định của nhà sản xuất rồi sử dụng máy chà sàn tạ có trọng lượng lớn từ 70 – 90kg để đánh bóng sàn nhà. Lý do là bởi sàn marble cần máy có độ nặng để có thể ma sát, ép hóa chất vào đá, nếu dùng máy nhẹ thì chỉ có khả năng bảo dưỡng sơ bộ trên bề mặt sàn chứ không đủ lực để ép hóa chất vào đá và khôi phục lại bề mặt sáng bóng vốn có.
Khi tiến hành bạn sử dụng van điều chỉnh để điều tiết hóa chất lên bề mặt sàn nhà, sau đó đẩy máy đi đánh bóng sàn theo từng ô phân định trên nền nhà, mỗi ô sẽ đánh bóng trong vòng 3 – 5 phút cho tới khi hóa chất đã khô hẳn và mặt sàn đã sáng bóng. Thời gian này cũng chỉ là tương đối, khi thực hiện vệ sinh bạn cần căn cứ xem tình trạng sàn đá marble còn mới hay cũ để thực hiện đánh nhanh hoặc lâu, để mang lại độ bóng như mong muốn.
Sau khi đánh bóng xong, người dùng cần sử dụng máy hút bụi hút nước để hút sạch toàn bộ hóa chất và bụi bẩn trên nền nhà. Cuối cùng, bạn sử dụng tiếp pad đỏ sạch và khô lắp vào máy và đánh bóng lướt lại để sàn đá marble hoàn toàn khô hẳn và sáng bóng.
Lưu ý, khi đánh bóng sàn đá marble bằng máy chà sàn tạ bạn cần chú ý không để thừa dung dịch tẩy rửa trên nền đá vì hóa chất thừa sẽ tạo thành những mảng trắng đọng lại gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, người dùng cũng không nên dùng pad quá bẩn hoặc pad đánh sàn bị rách vì nó sẽ làm làm ảnh hưởng tới chất lượng công tác bảo dưỡng sàn nhà.
Trên đây là những thông tin về máy chà sàn tạ và cách sử dụng máy chà sàn tạ hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tham khảo chọn mua và sử dụng máy.
==> Có thể bạn chưa biết: Ưu, nhược điểm của máy chà sàn liên hợp