Chăm sóc bé sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hồi phục của bé. Do vậy, ba mẹ cần biết cách chăm sóc đúng cách, tránh để lại biến chứng nguy hiểm về sau.
Contents
Vấn đề tinh hoàn ” Ẩn ” ở trẻ
Tinh hoàn – cơ quan sản xuất tinh trùng ở nam giới, từ khi còn ở trong bào thai tinh hoàn dần hình thành giống như những bộ phận khác để cấu tạo nên cơ thể hoàn chỉnh. Bắt đầu từ tuần thứ 8 tới tuần 28 thì tinh hoàn sẽ di chuyển dần từ trong ổ bụng xuống bìu. Trong quá trình di chuyển tinh hoàn, chúng ta có thể bắt gặp 1 vài hiện tượng bất thường dẫn đến tình trạng ngừng di chuyển và khiến trẻ bị tinh hoàn ẩn.
Tinh hoàn ẩn ở trẻ em – Hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sinh non
Theo thống kê, hiện nay có khoảng 30% bé trai sinh non bị tinh hoàn ẩn và với những trẻ đủ tháng thì tỉ lệ này sẽ là khoảng 3%. Trong đó có tới 70% trường hợp tinh hoàn ẩn sẽ đi xuống bìu trong những tháng đầu đời và tỷ lệ này cũng sẽ ít hơn sau 1 tuổi. Tinh hoàn ẩn điều trị càng sớm sẽ không ảnh hưởng đến sinh lý cũng như việc sinh con sau này. Cụ thể:
- Điều trị khi bé từ 1 – 2 tuổi thì khả năng có con khoảng 90%
- Điều trị khi bé từ 2 – 3 tuổi thì tỷ lệ có con sẽ giảm xuống 50%
- Điều trị khi bé từ 5 – 8 tuổi thì tỷ lệ có con còn 40%
- Điều trị khi bé từ 9 – 12 tuổi thì tỷ lệ có con còn khoảng 30%
- Nếu trên 15 tuổi thì tỷ lệ sinh con tự nhiên sẽ chỉ còn lại khoảng 15%.
Phương pháp điều trị tinh hoàn ẩn phổ biến nhất ở trẻ là phẫu thuật. Đối với trường hợp tinh hoàn của trẻ ẩn ở trong bìu thì có thể mổ hở, còn trong trường hợp tinh hoàn ẩn trong bụng thì cần tiến hành phẫu thuật nội soi.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách chăm sóc bé quai bị tại nhà nhanh khỏi
Biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn
Phẫu thuật tinh hoàn ẩn là 1 phẫu thuật tương đối an toàn, nhưng bé vẫn có thể gặp phải 1 số biến chứng như tụ máu, tụ tịch, bầm tím, xoắn tinh hoàn, tổn thương thần kinh chậu, nhiễm trùng vết mổ, teo tinh hoàn, chảy máu vết mổ,….
Do vậy, ba mẹ cần đưa con đi kiểm tra định kỳ theo lịch và thường là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm. Khi tái khám, các bác sĩ sẽ đánh giá kích thước và vị trí tinh hoàn bằng việc siêu âm, thăm khám. Bé cũng cần được theo dõi và đánh giá chức năng sinh tinh và nội tiết của tinh hoàn cũng như nguy cơ ung thư hóa nếu có cho tới khi trưởng thành. Nếu ba mẹ có phát hiện bất thường thì cần đưa bé tới những cơ sở y tế để thăm khám.
Biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn
Cách chăm sóc bé sau phẫu thuật tinh hoàn ” Ẩn” đúng cách
Sau phẫu thuật tinh hoàn 24h, bé có thể vẫn phải chịu 1 số tác dụng của thuốc gây mê, nhưng đa số các bé sẽ trở lại bình thường sau hơn 1 ngày. Để giúp bé chóng lành và hạn chế tối đa các biến chứng thì bố mẹ cần lưu ý tới việc chăm sóc bé sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn. Cụ thể:
- Tránh tắm rửa cho bé trong ít nhất 2 ngày và chỉ nên dùng khăn thấm nước lau cơ thể bé nhẹ nhàng. Sau 2 ngày mẹ nên thay băng cho trẻ 1 lần, và sau khi thay băng cho trẻ được 1 tuần thì mẹ có thể để vết mổ hở. Lưu ý, nên tắm cho trẻ trước khi thay băng gạc.
- Không để con cưỡi hoặc ngồi lên các vật cứng, đồ chơi trong vòng vài tuần. Bố mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé chơi trở lại những trò chơi thông thường.
- Cho bé mặc đồ thoải mái, không mặc quần có đáy bó quá chật. Ngoài ra, có thể dùng tã lót nếu cần thiết, nhưng bố mẹ cần lưu ý thay tã cho con thường xuyên.
- Cho bé uống nhiều nước, không cần kiêng khem quá mức và cho bé ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, mau hồi phục.
- Theo dõi và quan sát thường xuyên diễn biến vết mổ, thể trạng của trẻ xem có bất thường gì xảy ra không. Bởi đã có khá nhiều trường hợp trẻ bị thoát vị bẹn hoặc xoắn tinh hoàn.
- Trường hợp trẻ xuất hiện những triệu chứng quấy khóc, kêu đau và thấy sưng đỏ ở vùng bẹn thì cần đưa trẻ tới bệnh viện để sớm có biện pháp xử lý kịp thời.
- Sau phẫu thuật, mẹ cần theo dõi kích thước tinh hoàn xem to hay nhỏ. Sau 1 tháng thì cần đưa trẻ đi khám lại để xem xét vết mổ và vị trí tinh hoàn.
Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn khoa học, đúng cách
Một số lưu ý bạn cần phải chú ý
- Sau phẫu thuật trẻ có thể ” sốt” , điều này là phản ứng của cơ thể nên các mẹ không cần lo lắng, hãy dùng hạ sốt cho bé với hàm lượng ( 10-15mg x kg ) của trẻ hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Trong trường hợp khi đã xuất viện, quá trình theo dõi ở tại nhà cần chú ý vết phẫu thuật có mung mủ hay không? nếu có ít thì vệ sinh bằng nước muối sinh lý, còn hiện tượng mung mủ nhiều và không có dấu hiệu giảm thì hãy mang bé đến bác sĩ kiểm tra.
- Vệ sinh và thay băng vết thương 1 ngày/ lần, thủ thật này bạn có thể làm theo lời dặn dò của bác sĩ hoặc bạn có trẻ ra các phòng khám ngoại khoa, trạm y tế gần nhất, các cán bộ y tể sẽ giúp bạn thay băng cho bé.
- Sau khi phẫu thuật vị trí mổ có thể bị xưng tấy khiến trẻ khó chịu vậy nên trẻ sẽ quấy khóc nhiều, bạn hãy dỗ dành bé trong thời gian này nhé.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về cách chăm sóc bé sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn. Hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn và chúc bé yêu nhà bạn mau khỏe nhé!
Pingback: Hướng dẫn chăm sóc bé tay chân miệng nhanh khỏi bệnh