Hướng dẫn cách chăm sóc bé quai bị tại nhà nhanh khỏi

Chăm sóc bé quai bị tại nhà bạn đã nắm được chưa? Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến ở trẻ nhỏ, và bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là vô sinh nếu điều trị muộn. Vậy chăm sóc bé mắc quai bị như thế nào mới đúng cách? Mời các bạn cùng chúng tôi theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây.

cham-soc-be-quai-bi

Quai bị – Bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi

Tìm hiểu bệnh quai bị ở trẻ em

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do loại virus quai bị (thuộc nhóm Paramyxovirus) gây ra. Bệnh đặc trưng bởi sự sưng đau tuyến nước bọt, ngoài ra còn có thể viêm màng não, viêm tuyến sinh dục, viêm tụy hoặc 1 số cơ quan khác.

Trẻ mắc bệnh quai bị có thời gian ủ bệnh từ 17 – 28 ngày. Đa số trẻ sẽ thấy khó chịu từ 1 – 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Sau đó, trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao (39 – 40 độ C) trong 3 – 4 ngày, má sưng to và chảy nước bọt gây đau khi nuốt nước bọt.

Sau đó, trẻ bị khô miệng bởi các tuyến nước bọt đã bị ngừng hoạt động. Quai bị sẽ tự khỏi sau 1 tuần – 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân sẽ được miễn dịch suốt đời, không lo tái phát quai bị.

Quai bị thường chỉ xuất hiện ở trẻ dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn 6 – 10 tuổi. Bệnh thường phát vào mùa Đông – Xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh và xuất hiện ở những nơi đông người như trường học, nhà trẻ, khu tập thể,…. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi hoặc ho.

Bệnh có thể lây cho người tiếp xúc ở 1 tuần trước đó khi tuyến mang tai chưa sưng. Sau đó, nó sẽ kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai và thời gian lây lan mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.

Hậu quả của bệnh quai bị ở trẻ thì mọi người đã đều nắm được, nếu chúng ta biết các chăm sóc bé quai bị thì bệnh lý quai bị để có thể chăm sóc tốt hơn trẻ.

Bệnh quai bị ở trẻ em có nguy hiểm? Biến chứng có thể gặp phải

Dù quai bị là bệnh lành tính, nó có thể tự khỏi, nhưng những người đã mắc quai bị thì sẽ có đáp ứng miễn dịch vĩnh viễn, đồng nghĩa với việc không mắc lại quai bị trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể gây ra 1 số biến chứng, trong đó nguy cơ nghiêm trọng nhất là vô sinh do viêm tuyến sinh dục.

cham-soc-be-quai-bi1

Biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải khi mắc bệnh quai bị

Những bé trai trong độ tuổi dậy thì nếu gặp biến chứng quai bị có thể có nguy cơ teo tinh hoàn (5% trường hợp) dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị kịp thời. Còn đối với bé gái chiếm (7% trường hợp) viêm buồng trứng.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp phải 1 số biến chứng khác như viêm cơ tim, tổn thương thần kinh, viêm tuyến lệ, viêm tuyến giáp, viêm phế quản, viêm thần kinh thị giác, viêm phổi, xuất huyết do giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng gan,… vì vậy việc chăm sóc bé quai bị là thật sự phải có kiến thức.

Cách chăm sóc bé quai bị thể nhẹ

Khi bé gặp phải những dấu hiệu của bệnh quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán. Nếu đúng là thể nhẹ thì bố mẹ có thể tự chăm sóc bé quai bị ở nhà theo hướng dẫn sau:

Lưu ý khi chăm sóc bé quai bị ba mẹ cần biết

  • Hạ nhiệt cho bé bằng cách lau mình bằng nước ấm, tuyệt đối không được lau bằng nước lạnh. Ngoài ra, có thể kết hợp dùng paracetamol để giảm đau, hạ sốt.
  • Cho bé uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng (mua tại các nhà thuốc) để tránh tình trạng khô miệng.
  • Cho trẻ ăn thức ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút trong trường hợp khó nuốt.
  • Cho trẻ nằm trên giường với 1 chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má đau. Lưu ý, không cho trẻ chạy nhảy, nô đùa bởi những hoạt động này rất dễ dẫn tới biến chứng tinh hoàn sau này.

Lưu ý: Bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng lá cây, vô để đắp, bôi lên vùng bị sưng. Bởi nó có thể gây bỏng và tăng nguy cơ bội nhiễm ở trẻ. Trường hợp thấy trẻ có biểu hiện, biến chứng nặng hơn cần đưa tới bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

cham-soc-be-quai-bi2

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị quai bị

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ?

  • Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh quai bị, do vậy, việc chủ động tiêm phòng vacxin chính là cách phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất. Vacxin quai bị là loại vacxin virus sống giảm độc lực, không gây sốt, an toàn, tạo kháng thể cao, bảo vệ từ 75 – 95% trường hợp tiếp xúc, miễn dịch ít nhất 17 năm.
  • Vacxin được khuyến cáo tiêm cho trẻ trên 1 tuổi và tiêm 2 liều (liều 1 lúc trẻ 12 – 15 tháng, và liều 2 là trẻ 4 – 6 tuổi). Bên cạnh đó, loại vacxin này còn có thể ngăn ngừa 3 bệnh cùng lúc là quai bị, sởi, rubella. Vì vậy, bố mẹ nên chủ động tiêm vacxin cho con để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.

cham-soc-be-quai-bi3

Tiêm vacxin là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh quai bị

Quai bị là bệnh lý về đường hô hấp, nó có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ cần nắm chắc các kiến thức về bệnh và cách chăm sóc bé quai bị để bé nhanh khỏi bệnh nhất nhé! Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi, và theo dõi website chonmuamay.com để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé!

One thought on “Hướng dẫn cách chăm sóc bé quai bị tại nhà nhanh khỏi

  1. Pingback: Chăm sóc bé sốt xuất huyết - Những điều quan trọng cần phải nhớ

Comments are closed.