Máy bộ đàm sử dụng sóng gì? có hại sức khoẻ không?

Máy bộ đàm sử dụng sóng gì và nó có ảnh hưởng trực tiếp tới người dùng không? Đây là vấn đề băn khoăn thắc mắc của rất nhiều người khi phải sử dụng máy bộ đàm để liên lạc thường xuyên, liên tục. Vì thế, để giúp người dùng có thể hiểu rõ hơn về lợi hại của thiết bị, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc một số thông tin.

Máy bộ đàm sử dụng sóng gì?

Máy bộ đàm là thiết bị thu phát vô tuyến 2 chiều liên lạc thoại, nó được dùng để liên lạc giữa 1 máy với nhiều máy khác thông qua sóng vô tuyến. Điều này giúp người dùng có thể liên lạc một cách nhanh chóng, thuận tiện mà không cần phụ thuộc vào mạng viễn thông. Vì thế, nó vô cùng hữu ích trong những trường hợp khẩn cấp như cứu nạn, cứu hộ,….

Bộ đàm sử dụng sóng gì
Bộ đàm sử dụng sóng gì

Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi “Bộ đàm sử dụng sóng gì?” chính là SÓNG VÔ TUYẾN. Đây cũng là 1 dạng của sóng từ và bộ đàm sử dụng 2 loại sóng từ phổ biến là sóng truyền xa UHF và sóng ngắn VHF.

Bộ đàm sử dụng tần số UHF và VHF là gì?

Hiện nay, các dòng bộ đàm chủ yêu sử dụng 2 loại dải tần số chính đó chính là VHF và VHF.

Bộ đàm tần số VHF là gì?

Tần số VHF là dải tần số vô tuyến nằm trong khoảng từ 30 – 300 MHZ. Đối với các dòng bộ đàm thương mại hiện nay thì tần số sóng ngắn VHF sẽ sử dụng dải tần 136 – 174mHz.

Do bộ đàm sử dụng tần số VHF là dạng sóng ngắn, nên nó thường được sử dụng ở những nơi có ít vật cản như cảng biển, ngoại thành, nông thôn,… Tuy nhiên không phải vì thế mà bộ đàm tần số VHF không được sử dụng trong khu vực nội thành. Mà trên thực tế, có khá nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn sử dụng bộ đàm này trong thành phố. Tuy nhiên, tần số VHF sẽ có những hạn chế nhất định, đó là tùy thuộc vào vật liệu xây dựng của tòa nhà.

Bộ đàm sử dụng sóng gì
Bộ đàm tần số UHF và VHF

Bộ đàm tần số UHF 

  • Tần số UHF (sóng dài) là dải tần số vô tuyến nằm trong khoảng từ 300 – 3GHz. Tuy nhiên, các dòng bộ đàm UHF thường sử dụng dải tần từ 400 – 512mHz. Ngoài ra, dải tần 520mHz được sử dụng để phục vụ cho các nghiệp vụ công an. Còn dải tần từ 9000mHz sẽ được ứng dụng cho di động.
  • Bộ đàm  sử dụng tần số UHF có khả năng xuyên qua vật cản cực tốt. Vì thế, nó thường được sử dụng tại các khu vực nội thành, rừng rậm, giữa các tòa nhà cao tầng hoặc các công trình xây dựng,….
  • Vì thế, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể cân nhắc lựa chọn loại tần số cho phù hợp. Còn việc sử dụng 2 loại sóng này thường xuyên có gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người không thì vẫn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Do đó, hãy cùng chúng tôi đi phân tích và tìm hiểu ngay trong phần nội dung dưới đây nhé!

Sóng bộ đàm có hại cho sức khỏe con người?

  • Khi đã biết được bộ đàm sử dụng sóng gì thì mọi người lại băn khoăn rằng không biết loại sóng vô tuyến này có ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng hay không?
  • Theo kết luận của Cơ quan Quốc gia về vấn đề an toàn lao động và môi trường Pháp ANSES thì: “Sóng điện từ do bộ đàm phát ra không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
  • Tuy chưa có kết luận chính xác về việc sóng bộ đàm có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người hay không. Nhưng cơ quan ANSES khuyến cáo mọi người cũng nên hạn chế lạm dụng sử dụng thường xuyên, liên tục. Đặc biệt là đối tượng trẻ em hoặc người cần hạn chế sử dụng các loại thiết bị điện tử có khả năng phát ra sóng điện từ như truyền hình, điện thoại, đài phát thanh và bộ đàm. 
Bộ đàm sử dụng sóng gì
Sóng bộ đàm có ảnh hưởng tới sức khỏe con người không?

Bởi sóng điện từ có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe của mọi người như:

  • Làm thay đổi chức năng và bệnh lý ở hệ thống tim mạch, nội tiết, thần kinh cùng các cơ quan khác
  • Sóng dài và sóng trung có thể làm giảm các phản xạ có điều kiện, giảm hưng phấn thần kinh. Đồng thời, nó còn gây ra tình trạng rối loạn các chức năng tạo glycozen của gan, cơ quan nội tạng sinh dục, não,…
  • Sóng ngắn sẽ làm giảm số lượng bạch cầu, rối loạn tuyến nội tiết, tuyến yên và tim mạch,…
  • Nếu sóng điện từ có tần số từ 300Hz – 300GHz thì nó có thể làm nóng sâu vào bên trong cơ thể và gây sốt cho con người.

Do đó, lời khuyên tốt nhất để sử dụng máy bộ đàm không ảnh hưởng tới sức khỏe đó chính là hạn chế sử dụng liên tục, thường xuyên. Và bạn cũng nên lựa chọn các dòng bộ đàm chính hãng, chất lượng tốt để sử dụng chẳng hạn như thương hiệu bộ đàm Kenwood, máy bộ đàm Motorola, máy bộ đàm HYT,….

> > Có thể bạn quan tâm: Bí quyết chọn mua máy bộ đàm chuẩn nhất

Điều cần biết khi sử dụng bộ đàm tần số UHF và VHF 

Ngoài vấn đề liên quan tới việc sử dụng sóng bộ đàm có ảnh hưởng tới sức khỏe không thì người dùng cũng cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng bộ đàm tần số UHF và VHF.

Bộ đàm sử dụng sóng gì
Lưu ý khi sử dụng bộ đàm sử dụng tần số UHF/ VHF
  • Phải đăng ký tần số tại cục tần số nhằm đảm bảo rằng không có bất cứ 1 vi phạm nào liên quan tới luật sử dụng thiết bị và vô tuyến điện tử.
  • Nên sử dụng loại bộ đàm digital sử dụng công nghệ DMR để tiết kiệm chi phí đăng ký tần số. Hơn thế, nó còn có cự ly liên lạc xa hơn, cho chất lượng âm thanh tốt hơn.
  • Trên lý thuyết thì bộ đàm VHF hoặc UHC có khả năng liên lạc từ 3 – 5km. Nhưng khi có ý định sử dụng thì người dùng nên hỏi kỹ đơn vị cung cấp thiết bị. Bởi có như thế thì mới có thể đảm bảo khi sử dụng máy vẫn chạy ổn định trong phạm vi cần thiết.
  • Nếu có ý định mở rộng phạm vi liên lạc so với khoảng cách của máy bộ đàm thì người dùng cần sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ khác như trạm chuyển tín hiệu hoặc anten. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần tốn thêm chi phí lắp đặt và bảo dưỡng.

Như vậy với những thông tin chia sẻ trên các bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “Bộ đàm sử dụng sóng gì?”. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ câu hỏi nào thắc mắc liên quan tới vấn đề sử dụng máy bộ đàm thì hãy để lại bình luận dưới bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết và cụ thể nhất tới bạn.