OEM là gì? Thương hiệu OEM nguồn gốc ở đâu?

Nếu là một tín đồ mua sắm online, hẳn là bạn không thể bỏ qua được việc tìm hiểu về hàng OEM. Vậy OEM là gì? Nguồn gốc xuất xứ của khái niệm này, hàng OEM có gì khác so với mặt hàng truyền thống, tất cả được giải đáp ở bài viết sau.

Hiểu rõ khái niệm thương hiệu OEM là gì?

OEM là gì
OEM là gì?

OEM bản chất là từ viết tắt của từ tiếng Anh Original Equipment Manufacturer. Cắt nghĩa theo Tiếng Việt hiểu đơn giản đây là từ chỉ nhà sản xuất thiết bị gốc nhưng lại sản xuất các bộ phận, máy móc cấu thành nên một sản phẩm khách cho công ty đăng ký thương hiệu bản quyền sản xuất sản phẩm đó.

Bản chất của OEM

Bản chất trong sản xuất hàng hóa OEM với VAR (Value-added Reseller) là hai khái niệm và có liên quan chặt chẽ với nhau ở công đoạn sản xuất. OEM tăng cường các tính năng, cải tiến và trang bị thêm giá trị cho mặt hàng của VAR. Trên thế giới hiện nay, OEM và VAR hợp tác cực kỳ chặt chẽ, phối hợp linh hoạt và nhịp nhàng. Các yêu cầu sản xuất từ phía VAR sẽ được OEM tiếp thu và sản xuất theo đúng tiến trình đề ra.

Bản chất là sự kết hợp của thương hiệu chính thức và nhà sản xuất
Bản chất là sự kết hợp của thương hiệu chính thức và nhà sản xuất

Bản chất trong thương mại, OEM là đơn vị sản xuất hộ cho VAR khi VAR không có đủ thời gian, không gian và nhân lực sản xuất các sản phẩm của mình. VAR chỉ phụ trách nghiệm thu và thực hiện các bước cuối cùng để cấu thành nên sản phẩm, bán ra thị trường dưới tên và chịu trách nhiệm về chất lượng.

Nguồn gốc xuất xứ của OEM

OEM xuất hiện song song với phát triển kinh tế của nhân loại, nó không có nguồn gốc xuất xứ cụ thể từ bất cứ quốc gia nào. Đây chỉ là khái niệm ám chỉ đơn vị trung gian, sản xuất hộ hoặc thay thế hộ một đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùng về đầu ra sản phẩm.

Thành phần của một OEM gồm có những gì?

OEM là gì
OEM gồm có nguồn cung ứng và nhà phân phối thương hiệu chính thức

Một OEM hiện nay sẽ gồm có hai thành phần cơ bản là:

+ Công ty cung ứng nguồn sản phẩm và sản xuất

+ Công ty đặt hàng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Ví dụ đơn giản:

Apple hợp tác với Foxconn để sản xuất điện thoại iPhone. Các công nghệ nghiên cứu chế tạo điện thoại sẽ được Apple cung cấp cho Foxconn. Foxconn sẽ chịu trách nhiệm sản xuất, cam kết tiến độ sản xuất và nộp sản phẩm đúng hạn cho Apple. Foxconn trong trường hợp này chính là OEM còn Apple là VAR.

Thị trường sản xuất và thương mại trên thế giới hiện nay vô cùng đa dạng, nhộn nhịp. Nhiều công ty, đơn vị sản xuất vừa có thể đóng vai trò là OEM vừa đóng vai trò VAR trong nhiều hợp đồng sản xuất khác nhau.

Băn khoăn liệu hàng của OEM có tốt không?

OEM là đơn vị trực tiếp sản xuất sản phẩm. Vì thế giá thành các sản phẩm được OEM cung cấp đều thấp hơn giá thị trường một chút. Nhiều tín đồ nghiện mua sắm thường săn các mặt hàng OEM trên các trang thương mại điện tử. Vậy hàng OEM có tốt không?

Bản chất hàng OEM vẫn như các mặt hàng chính thống khác, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đảm bảo có đầy đủ các tính năng yêu cầu. Nếu bạn mua sản phẩm OEM về dùng thì cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng, thời gian bảo hành (nếu có). Nhưng hiện tại, hàng OEM thường sẽ không bán lẻ, chúng thường bán theo dạng buôn, dưới danh nghĩa của công ty gốc.

Khác biệt lớn nhất của OEM so với truyền thống

OEM là gì
OEM khiến thị trường trao đổi hàng hóa sôi động hơn

Sau khi tìm hiểu OEM là gì, nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng OEM khác gì so với kinh doanh truyền thống?

Nếu những người nhanh nhạy, sau khi đọc bản chất sẽ hiểu rõ sự khác biệt lớn nhất của OEM so với các mô hình kinh doanh truyền thống chính là khâu sản xuất. OEM có thể tự do bỏ qua các công đoạn sản xuất sơ khai và nhảy luôn vào công đoạn giữa, thậm chí bỏ qua tất cả các công đoạn. Kéo theo đó, các chi phí đầu tư cho hoạt động sản xuất của OEM sẽ giảm rõ rệt, các công ty mới lập nghiệp thường sẽ sử dụng OEM để sản xuất và kinh doanh những bước đi đầu tiên.

Tưởng tượng rằng, bạn có thể triển khai thử rất nhiều các ý tưởng kinh doanh mới mẻ, thử trải nghiệm sản xuất và kinh doanh với nhiều mặt hàng khác nhau, khai thác, đánh giá và phân tích thị trường để biết rằng đâu là sản phẩm chính phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình nhất.

Một điểm lợi thế nữa của kinh doanh OEM là khả năng xảy ra việc đánh cắp công nghệ rất hiếm gặp, hầu hết các nhà sản xuất và cung ứng đều cực kỳ tin cậy và tuyệt vời.

OEM đã giúp cho nền kinh tế phát triển, trao đổi hàng hóa trên thị trường tăng nhanh, kích cầu hội nhập. Từ khi khái niệm OEM được sử dụng rộng rãi, thị trường mua bán online, thương mại điện tử cũng phát triển theo, tạo thành một “làn gió mới” cho kinh tế thế giới. 

Với bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã giải đáp giúp bạn khái niệm OEM là gì?Thương hiệu OEM nguồn gốc ở đâu? Hy vọng đó cũng là nguồn kiến thức bổ ích cho bạn trong khi tìm hiểu, học tập ngành kinh tế.

>>Xem thêm tin tức tại: Chọn mua máy