Khi trẻ bị sốt nên chườm nóng hay lạnh? Lưu ý khi chườm cho bé

Khi trẻ bị sốt nên chườm nóng hay lạnh?” – Đây là thắc mắc của rất nhiều người trong các hội nhóm làm cha mẹ. Vì thế, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ về tác dụng của từng loại chườm để đạt hiệu quả tốt nhất. Cùng tìm hiểu nhé!

Bao nhiêu độ được coi là sốt ở trẻ em?

Sốt là cách để cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Dù là dấu hiệu tốt chứng tỏ hệ miễn dịch đang làm việc “chăm chỉ”, nhưng sốt cũng là lý do hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện. Do vậy, trước khi tìm hiểu về vấn đề “Trẻ bị sốt nên chườm nóng hay lạnh?” thì hãy cùng tìm hiểu xem bao nhiêu độ được coi là sốt ở trẻ em trước nhé!

Có thể bạn quan tâm:

khi-tre-bi-sot-nen-chuom-nong-hay-lanh

Trẻ bao nhiêu độ được coi là sốt?

Nhiệt độ cơ thể của mỗi người được kiểm soát bởi vùng dưới đồi của não. Khu vực này sẽ điều chỉnh thân nhiệt bằng cách cân bằng giữa sự thoát nhiệt qua phổi, da, với sự sinh nhiệt của gan và các cơ. Nhiệt độ bình thường của trẻ thường dao động trong khoảng từ 36.8 – 37.3 độ C. Sự chênh lệch này sẽ phụ thuộc vào thời gian trong ngày cùng các yếu tố khác như hoạt động thể chất, quần áo,…

Theo các bác sĩ, trẻ được coi là sốt khi nhiệt độ ở:

  • Ở nách: 37.2 độ C
  • Ở tai: 38 độ C
  • Ở miệng: 37.5 độ C
  • Ở trực tràng (tức hậu môn): 38 độ C

Trường hợp trẻ sốt cao trên 39 – 40 độ C cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện, bởi nếu chậm trễ có thể dẫn tới hiện tượng co giật. Còn nếu dưới 38.5 độ C thì có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc dùng phương pháp chườm để hạ nhiệt độ cho trẻ.

Khi trẻ bị sốt nên chườm nóng hay lạnh?

Nhiều bố mẹ thấy con bị sốt thường sử dụng phương pháp hạ sốt bằng cách chườm lạnh. Nghe có vẻ hợp lý, nhưng cách làm này lại không thực sự đem lại hiệu quả. Thay vào đó, bạn có thể chườm khăn ấm khi trẻ bị sốt, bởi đây là một trong những phương pháp dựa trên nguyên lý tác động từ bên ngoài giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng.

Để hiểu rõ khi bị sốt nên chườm lạnh hay nóng thì chúng ta cần hiểu rõ bản chất và sự khác biệt giữa chườm nóng và lạnh. Cụ thể:

khi-tre-bi-sot-nen-chuom-nong-hay-lanh1

Trẻ bị sốt nên chườm nóng hay lạnh?

Chườm nóng

Chườm nóng là phương pháp sử dụng khăn ấm để đắp và lau trên bề mặt da. Phương pháp này có 3 công dụng chính:

  • Làm ấm cơ thể
  • Tăng quá trình lưu thông, tuần hoàn máu
  • Giảm kích thích thần kinh và giãn nở các lỗ chân lông.

Chườm lạnh

Ngược với phương pháp chườm nóng, chườm lạnh là việc sử dụng khăn lạnh hoặc nước đá để lau trên bề mặt da. Phương pháp này cũng đem lại rất nhiều lợi ích như:

  • Giảm lưu thông máu
  • Ngăn tình trạng thoát nhiệt ra khỏi cơ thể.
  • Se khít lỗ chân lông.

Vào mùa đông, trẻ rất dễ bị sốt và nguyên nhân chủ yếu là do lạnh đột ngột khiến mạch máu co lại và làm giảm lưu thông máu. Việc chườm nóng có tác dụng giãn nở lỗ chân lông, thúc đẩy quá trình thải nhiệt qua da, từ đó giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.

Hướng dẫn cách chườm nóng khi trẻ bị sốt

Nước ấm có thể giúp việc hạ sốt nhanh hơn, nhiệt độ cơ thể có thể giảm từ 1 – 2 độ C. Dưới đây là cách chườm nóng đúng cách cho trẻ, các bạn có thể tham khảo và thực hiện theo.

khi-tre-bi-sot-nen-chuom-nong-hay-lanh2

Cách chườm ấm đúng cách khi trẻ bị sốt

Chuẩn bị

  • Nhiệt kế;
  • 3 chiếc khăn cơ vừa, mềm mịn và có khả năng thấm hút nước tốt;
  • Pha chậu nước ấm: Kiểm tra độ ấm của nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thao nước và bạn cảm thấy nước ấm như khi tắm là được;
  • Cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng thông thoáng, tránh lùa gió và nhớ cởi bớt quần áo cho trẻ.

Cách chườm nóng

Để chườm nóng cho trẻ bị sốt thì các bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Dùng khăn nhúng vào chậu nước, sau đó vắt ráo và lau ở các vùng nách, lưng, bẹn, lòng bàn tay và bàn chân.
  • Bước 2: Đặt khăn lên hõm nách, trán và bẹn để tăng hiệu quả.
  • Bước 3: Khi khăn đã bớt ẩm, nhúng lại vào chậu nước ấm và lặp lại hành động này cho tới khi cơ thể hạ nhiệt.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện chườm nóng cho trẻ

Nguyên lý của phương pháp chườm nóng là bốc hơi, nước chỗ chườm sẽ bị nhiệt độ của cơ thể làm bốc hơi. Nước bốc hơi sẽ giúp cơ thể giảm nhiệt và giúp hạ sốt hiệu quả. Do vậy, bạn có thể kết hợp với việc chườm mát là lau cơ thể để giúp việc hạ sốt nhanh hơn.

Tuy nhiên, khi chườm nóng cho bé thì chúng ta cần lưu ý một số điều sau:

  • Khi trẻ bị sốt tuyệt đối không nên chườm lạnh.
  • Khi nước nguội, hãy pha thêm nước nóng hoặc thay chậu nước ấm mới và kiểm tra nhiệt độ rồi lau người;
  • Sau 15 – 30 phút, hãy đo lại thân nhiệt của trẻ và dừng chườm khi thấy nhiệt độ của trẻ thấp hơn 37.5 độ C;
  • Khi chườm, cầm lau nhẹ nhàng và tránh chà xát khiến da mẩn đỏ, đau rát;
  • Nếu vẫn không hạ sốt thì có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Lưu ý, cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để bù đắp lại lượng nước bị mất.
  • Nhiệt độ chườm nên thấp hơn nhiệt độ cơ thể lúc sốt từ 1 – 2 độ C. Chẳng hạn nhiệt độ cơ thể là 39 độ C thì chườm nước ấm là 37 độ C.

Cách chăm sóc khi trẻ bị sốt

Đến đây chắc hẳn các mẹ đã có được câu trả lời cho câu hỏi khi trẻ bị sốt nên chườm nóng hay lạnh. Bên cạnh phương pháp chườm nóng thì chúng ta cũng cần lưu ý một số điều sau để giúp trẻ nhanh hạ sốt, đảm bảo sức khỏe không chuyển biến xấu như:

khi-tre-bi-sot-nen-chuom-nong-hay-lanh3

Cách chăm sóc trẻ bị sốt

  • Mặc quần áo thoáng mát: Khi trẻ bị sốt, nên nới lỏng quần áo trên người và chỉ nên cho trẻ mặc trang phục thoải mái, rộng rãi để cơ thể hạ nhiệt nhanh hơn.
  • Bổ sung đủ nước: Khi thân nhiệt tăng thì vùng dưới đồi não sẽ kích thích khả năng làm mát bằng việc tiết mồ hôi qua da. Điều này khiến chúng ta bị mất nước, nên chúng ta cần bổ sung nhiều nước hơn để bù đắp lượng nước này. Ngoài nước lọc thì bố mẹ nên bổ sung thêm các loại nước ép cam, hoa quả,….
  • Nghỉ ngơi khoa học: Cho bé nghỉ ngơi ở không gian thoáng khí, tránh gió để phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Lưu ý, theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên sau 2 – 4 giờ.
  • Uống thuốc hạ sốt: Khi nhiệt độ của trẻ cao hơn 38,5 độ C hãy cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Thuốc được lựa chọn sử dụng có thể là Paracetamol với liều lượng 1 viên sau khi ăn.

Cách ngăn ngừa cảm, sốt ở trẻ em

Để giữ sức khỏe cho trẻ, ba mẹ nên phòng ngừa ngay từ đầu bằng cách áp dụng thói quen sinh hoạt sau:

khi-tre-bi-sot-nen-chuom-nong-hay-lanh4

Tiêm vacxin cảm cúm để giúp trẻ ít bị cảm, sốt

  • Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, dung dịch khử khuẩn thường xuyên sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi chạm, sờ vào các đồ vật.
  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những nhóm thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
  • Cho bé tập thể dục và chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe.
  • Chuẩn bị sẵn túi chườm nóng để sử dụng bất kỳ lúc nào.
  • Không dùng chung các vật dụng như chai nước, khăn mặt, cốc với người khác.
  • Tiêm vacxin cảm cúm.

> > Xem thêm: Trẻ bị sốt xuất huyết phát ban bao lâu thì khỏi

Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề “Khi trẻ bị sốt nên chườm nóng hay lạnh?”. Qua đây, chúng ta có thể thấy được chườm nóng là phương pháp giúp hạ sốt nhanh, hiệu quả nếu biết thực hiện đúng cách. Trường hợp sau chườm mà nhiệt độ vẫn cao thì nên cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và kê đơn.