Uống C sủi có tốt không? Nên dùng như thế nào?

Vitamin C là chất dinh dưỡng hòa tan cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sản xuất collagen và chữa lành vết thương. Tuy nhiên, đây lại là vi chất mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được. Do đó, để đảm bảo cung cấp lượng vitamin C cần thiết, một số người bổ sung bằng cách uống viên sủi Vitamin C. Tuy nhiên uống C sủi có tốt không, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Uống C sủi như thế nào hiệu quả nhất?
Uống C sủi như thế nào hiệu quả nhất?

Vai trò của vitamin C với cơ thể con người

Vitamin C hay acid ascorbic, là chất hỗ trợ sự tăng trưởng, phát triển và sửa chữa tất cả các mô trên cơ thể. Nó liên quan trực tiếp đến nhiều chức năng, bao gồm việc hấp thu sắt, hình thành hệ thống miễn dịch, hình thành collagen, chữa lành vết thương và duy trì sụn, xương, răng.

Bên cạnh đó, vitamin C là một trong các chất chống oxy hóa, có khả năng chống lại sự phá hủy bởi gốc tự do và các chất hóa học độc hại, chất ô nhiễm, xa hơn là chống lại các bệnh ung thư, bệnh tim và viêm khớp.

  • Giúp giảm căng thẳng: theo một số phân tích cho thấy vitamin C có lợi cho những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do căng thẳng. Bởi đây là chất dinh dưỡng đầu tiên bị thiếu ở người nghiện rượu, hút thuốc và người béo phì.
  • Giảm triệu chứng cảm lạnh: vitamin C không phải thuốc chữa bệnh, tuy nhiên theo một số nghiên cứu cho thấy uống vitamin C giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn. Sử dụng vitamin C khi cảm lạnh, cảm cúm giúp giảm nguy cơ dẫn đến biến chứng như viêm phổi và nhiễm trùng phổi…
  • Giảm nguy cơ đột quỵ: theo tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, nồng độ vitamin C trong máu cao có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 42% so với người có nồng độ thấp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mâu thuẫn, tranh cãi về nghiên cứu này.
  • Ngăn ngừa lão hóa da: người hấp thụ đủ vitamin C xuất hiện nếp nhăn ít hơn, hiện tượng khô da và lão hóa da cũng thấp hơn so với những người không nạp đủ chất dinh dưỡng này.
  • Tăng khả năng hấp thụ sắt cùng nhiều các khoáng chất khác.
  • Ngăn ngừa chứng mất thị lực ở người cao tuổi gây ra do bệnh thoái hóa điểm vàng.
  • Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Hỗ trợ làm trống đại tràng cho người chuẩn bị nội soi đại tràng.
  • Ngăn ngừa rối loạn nhịp tim trong khi phẫu thuật tim.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp khi tập thể dục với cường độ cao.
  • Giảm nguy cơ cháy nắng.
  • Giảm tình trạng mẩn đỏ, nổi ban đỏ trên da.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa chứng thiếu máu tán huyết.
  • Tăng cường hiệu quả các hoạt động thể chất hàng ngày.
  • Ngăn ngừa nguy cơ lão hóa.
  • Giảm lượng protein có trong nước tiểu đối với bệnh nhân tiểu đường.
Vitamin C là khoáng chất quan trọng với sức khỏe con người
Vitamin C là khoáng chất quan trọng với sức khỏe con người

Trường hợp cơ thể thiếu vitamin C, các thành mạch máu sẽ trở nên kém bền vững. Tình trạng này có thể gây ra các hiện tượng như chảy máu chân răng, đồng thời khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Ngược lại, bổ sung vitamin C hàng ngày vượt định mức cho phép có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Vitamin C không được lưu trữ trong cơ thể, bởi dư lượng sẽ được bài tiết trong quá trình sinh hoạt, do đó việc sử dụng quá liều vitamin C không đáng lo ngại. Tuy nhiên không được vượt quá giới hạn trên an toàn 2,000 miligam/ngày để tránh gây khó chịu cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Lượng vitamin C đi vào cơ thể quá mức khiến cho quá trình hấp thụ bị cản trở, từ đó có thể gây nên tình trạng lắng đọng dưỡng chất.

Bên cạnh đó, việc sử dụng quá mức vitamin C cũng có thể gây hưng phấn, tác động mạnh tới chất lượng giấc ngủ bởi đặc tính kích thích cao. Điển hình là các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ hay ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, bổ sung quá liều vitamin C còn có thể gây nên nhiều tác hại nguy hiểm khác cho như: mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ợ nóng, co thắt dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm đường tiết niệu…

Vitamin C cần được cung cấp liên tục trong chế độ ăn để duy trì liều lượng theo đúng nhu cầu. Do đó, chúng ta nên ăn nhiều các loại trái cây, rau quả giàu vitamin C hoặc nấu thực phẩm giàu vitamin C với lượng nước tối thiểu để tránh vitamin bị hòa tan trong nước khi nấu chín.

Vitamin dễ dàng hấp thụ vào cơ thể dưới dạng thực phẩm cũng như bổ sung.

Uống quá nhiều vitamin C có thể gây nên các bệnh về dạ dày
Uống quá nhiều vitamin C có thể gây nên các bệnh về dạ dày

Uống C sủi có tác dụng gì?

C sủi hay viên sủi Vitamin C là một dạng thuốc sủi bọt đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Khi thả vào nước, viên sẽ sủi bọt mạnh, thoát khí và tan hoàn toàn vào trong nước, tạo thành một dung dịch khá dễ uống. Nếu bạn thắc mắc uống C sủi có tốt không, thì câu trả lời là có nhé. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết uống C sủi đúng cách. Nếu lạm dụng viên thuốc này quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều hậu quả cho cơ thể.

Cụ thể, nhu cầu Vitamin C mỗi ngày của cơ thể chỉ rơi vào khoảng 60 mg nếu bạn đang có sức khỏe bình thường. Dùng 500 mg Vitamin C có thể làm dạ dày bị đầy hơi, quá 1000 mg sẽ dẫn tới rối loạn tiêu hóa, thừa sắt, viêm tiết niệu, viêm bàng quang,…

Ngoài ra, sử dụng Vitamin C liều cao trong thời gian dài còn gây tăng kết tủa sỏi oxalat, dẫn tới sỏi thận. Bên cạnh đó, hầu hết các vitamin tổng hợp có chứa acid ascorbic, nên việc uống vitamin sẽ không chỉ giúp tăng lượng vitamin C mà còn tăng lượng hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Uống C sủi khi nào?

Liều lượng giới hạn của Vitamin C mà cơ thể có thể chấp nhận là 2.000mg đối với người trên 19 tuổi, dành cho cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Giới hạn Vitamin C hàng ngày dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sau:

  • Trẻ 1 – 3 tuổi: 400 mg
  • Trẻ 4 – 8 tuổi: 650 mg
  • Trẻ 9 – 13 tuổi: 1.200 mg
  • Trẻ vị thành niên 14 – 18 tuổi: 1.800 mg
Uống C sủi đúng cách
Uống C sủi đúng cách

Trong quá trình sử dụng, cần lưu ý:

  • Không uống C sủi nhiều lần trong ngày, đặc biệt phụ nữ mang thai và trẻ em cần sử dụng theo chỉ định cụ thể của bác sĩ. Không cần uống C sủi với nước nóng, chỉ cần nước lạnh hoặc nước ấm.
  • Bảo quản trong hộp kín, nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp hay tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.
  • Chống chỉ định với người tăng huyết áp, người bệnh thận.
  • Nên uống C sủi khi nào? Uống C sủi ban đêm có thể gây khó ngủ. Điều này không có gì quá nghiêm trọng nếu tình trạng mất ngủ nếu kéo dài dai dẳng, có thể tiến triển thành mất ngủ mãn tính. Bệnh lý này rất khó điều trị, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tổng thể và cuộc sống thường ngày của người bệnh. Đồng thời nên dùng C sủi sau ăn để tránh kích ứng dạ dày. Thời điểm phù hợp nhất để sử dụng đó là vào khoảng từ 9 – 10 giờ sáng hoặc sau thời gian ăn trưa, bởi đây là thời điểm hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ nhất, từ đó giúp hấp thụ vitamin C cũng nhanh chóng và tối ưu.
  • Uống C sủi có nóng không? Nếu bổ sung quá nhiều vitamin C trong thời gian dài, cơ thể có thể phản ứng lại và báo hiệu cho chúng ta bằng các nốt mẩn đỏ, phát ban. Đây chính là dấu hiệu “nóng trong” mà nhiều trường hợp trẻ có thể gặp phải.
  • Không uống C sủi sau khi uống thuốc hoặc đang dùng kháng sinh.
Uống C sủi khi nào hợp lý nhất?
Uống C sủi khi nào hợp lý nhất?

Lưu ý: Người tăng huyết áp không sử dụng thuốc dạng sủi bọt nói chung, trong đó có C sủi. Nguyên nhân là bởi người tăng huyết áp phải ăn kiêng muối, tuy nhiên trong viên thuốc dạng sủi có chứa natri nhằm phản ứng với acid citric có trong viên thuốc để thực hiện phản ứng sủi bọt. Điều này có thể khiến huyết áp người dùng tăng.

Trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng vitamin C dạng sủi. Do 416,6 mg natri có trong thành phần có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ. Bên cạnh đó, việc trẻ em sử dụng viên sủi không đúng cách rất nguy, bởi trong viên sủi chứa chất phân rã, phản ứng với nước tạo ra CO2. Nếu đưa trực tiếp viên dủi vào miệng mà không bị thủy phân, CO2 sẽ nhanh chóng được sản sinh, lấp đầy đường thở gây nghẹt thở, có thể dẫn đến tử vong.

Thuốc sủi UPSA C calcium hay viên Calcium Sandoz forte sẽ có thêm các thành phần muối khoáng canxi bên cạnh lượng muối ăn được hình thành sau phản ứng sủi bọt. Vì vậy, loại viên sủi này không được sử dụng cho những người có lượng canxi cao trong máu hoặc nước tiểu có nhiều cặn sỏi, bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận.

Vitamin C có thể gây dị ứng, nên cần hạn chế đến mức tối đa nếu sử dụng dạng tiêm.

Bổ sung thêm vào khẩu phần ăn các loại vitamin C tự nhiên
Bổ sung thêm vào khẩu phần ăn các loại vitamin C tự nhiên

Bổ sung vitamin C từ thực phẩm tự nhiên

Ngoài việc sử dụng C sủi, chúng ta nên bổ sung thêm các loại thực phẩm tự nhiên giàu vitamin C để cung cấp đầy đủ dưỡng chất dưới nhiều dạng khác nhau cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng vitamin C có trong rau củ quả khá dồi dào và có khả năng phân giải cao, giúp cơ thể hấp thu trọn vẹn hơn, ít gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Có thể bổ sung loại vitamin C trong các thực phẩm tự nhiên như:

  • Hoa quả: Ổi, cam, dâu tây, đu đủ, nho, táo, việt quất,…
  • Rau củ: Rau bina, súp lơ, bông cải xanh, ớt chuông, cà chua,…

Trên đây là những thông tin nhằm giải đáp cho quý bạn đọc câu hỏi uống C sủi có tốt không. Chúc bạn sử dụng loại viên uống này hiệu quả.